(ĐSPL) - Đã có một tin báo phát hiện một thiết bị giống với thiết bị phóng xạ bị thất lạc tại nhà máy thép Pomina 3.
Phát hiện thiết bị nghi là thiết bị phóng xạ nặng 6-7kg
Theo tin tức từ báo Lao động sáng nay (ngày 7/4), ông Mai Thanh Quang - Giám đốc sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tổ trưởng tổ tìm kiếm đã có cuộc trao đổi với báo chí về vấn đề này.
Video: Vũng Tàu: Tăng cường tìm kiếm thiết bị phóng xạ thất lạc.
Tính tới thời điểm hiện tại đã nhận được một tin báo phát hiện thiết bị giống với thiết bị phóng xạ bị mất. Người báo tin mang tên H., là công nhân thuộc nhà máy rác Vinakabec (xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành).
Đã phát hiện thiết bị nghi là thiết bị phóng xạ nặng 6-7kg. (Ảnh: Báo Người lao động). |
|
Cụ thể, tin báo với nội dung phát hiện một thiết bị giống với thiết bị đang tìm kiếm, trọng lượng khoảng 6-7kg. Trong hôm nay, đoàn công tác sẽ tới để xác minh thông tin này.
Như vậy, khu vực tìm kiếm sẽ được mở rộng đến các vựa ve chai tại địa bàn như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương… nhưng chủ yếu vẫn là tìm kiếm ở khu vực nhà máy thép, địa bàn huyện Tân Thành và thành phố Bà Rịa. Ngoài ra, việc tìm kiếm sẽ được thông tin rộng rãi tới địa bàn thôn, xã trong tỉnh.
Ngay từ khi phát đi thông báo khẩn về tìm kiếm thiết bị phóng xạ bị thất lạc, tổ tìm kiếm đã thay phiên nhau trực để tiếp nhận tin báo từ các nơi.
Rà tìm thiết bị chứa chất phóng xạ bị mất. (Ảnh: Đông Hà/báo Tuổi trẻ). |
|
Được biết, trong chiều nay, các bên liên quan gồm: Đại diện Cục An toàn Bức xạ và Hạt nhân, công an tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Thông tin Truyền thông, lãnh đạo nhà máy sẽ nhóm họp để lên phương án chi tiết cho cuộc tìm kiếm.
Liên quan đến thông tin nguồn phóng xạ bị mất, ông Quang Khẳng định thời gian nhận được tin báo là ngày 1/4. Người quản lý thiết bị của nhà máy đã làm việc với cơ quan an ninh điều tra.
Vô cùng nguy hiểm nếu nguồn phóng xạ bị phá hủy
Nói về sự nguy hiểm của nguồn phóng xạ thất lạc nếu bị phá hủy, trao đổi trên báo Tuổi trẻ, TS Nguyễn Đức Thành, nguyên giám đốc Trung tâm hạt nhân TP.HCM cho rằng: “Vô cùng nguy hiểm nếu nguồn phóng xạ bị phá hủy” vì vô tình hay hữu ý.
Nguồn phóng xạ Co-60 cách đây 4 năm có hoạt độ khoảng 4mCi. Co-60 là nguồn đồng vị phóng xạ nhân tạo, phát bức xạ gamma thường được sử dụng trong công nghiệp. Ở khoảng cách 1m nếu không che chắn gì, 1mCi có thể sinh ra một liều hấp thụ là 14mSv/giờ, trong khi cứ lớn hơn 0,5μSv/giờ đã là không bình thường đối với con người.
Thông thường, nguồn phóng xạ nhân tạo được bọc trong vỏ kim loại nhưng nếu bị phá hủy và các chất phóng xạ bị phát tán trong không gian sẽ dễ tạo ra hiệu ứng sinh học, là mối nguy hiểm đối với môi trường sống.
Nếu như nguồn phóng xạ bị cưa ra hoặc nấu ra thì nguy cơ phát tán các chất phóng xạ ra môi trường là rất cao.
LINH SAN(Tổng hợp)
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phat-hien-thiet-bi-giong-voi-thiet-bi-phong-xa-bi-that-lac-a90040.html