+Aa-
    Zalo

    Phát hiện sắc cổ liên quan đến nhân vật lịch sử Tô Hiến Thành

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Mặc dù sắc phong cổ này không còn nguyên vẹn, phần bo quanh đã bị rách, tuy nhiên nét chữ và các hoạt tiết trang trí, ấn triện nhà vua còn khá rõ ràng.

    Mặc dù sắc phong cổ này không còn nguyên vẹn, phần bo quanh đã bị rách, tuy nhiên nét chữ và các hoạt tiết trang trí, ấn triện nhà vua còn khá rõ ràng.

    Sáng 25/3, ông Hồ Bách Khoa, Trưởng ban Quản khu lý di tích quốc gia đặc biệt Nguyễn Du, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cho biết, nhóm cán bộ nghiên cứu dữ liệu di sản của đơn vị vừa phát hiện được đạo sắc phong cổ quý hiếm liên quan đến quan Thái úy Tô Hiến Thành.

    Phát hiện sắc cổ liên quan đến nhân vật lịch sử Tô Hiến Thành
    Sắc cổ niên hiệu Thành Thái năm thứ 2 có nội dung liên quan đến quan Thái úy Tô Hiến Thành. Ảnh: Ban quản lý Khu di tích quốc gia đặc biệt Nguyễn Du cung cấp

    Sắc cổ trên được phát hiện ở đền Am, thuộc xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân. Mặc dù sắc phong cổ này không còn nguyên vẹn, phần bo quanh đã bị rách, tuy nhiên nét chữ và các hoạt tiết trang trí, ấn triện nhà vua còn khá rõ ràng.

    Niên hiệu ghi rõ trên sắc phong: Đồng Khánh nhị niên thất nguyệt sơ nhất nhật – tức ngày 1 tháng 7 năm Đồng Khánh thứ 2 (1887).

    Thái úy Tô Hiến Thành còn được gọi là Lý Thái úy Tô Đại Liêu là một nhân vật lịch sử văn võ song toàn, là danh nhân kiệt xuất về chính trị, quân sự và văn hóa của đất nước, quê ở làng Hạ Mỗ, huyện Ô Diên, nay là thôn Hạ Mỗ, xã Hồng Thái, huyện Đan Phượng, Hà Tây (Hà Nội), đậu Thái học sinh khoa Mậu Ngọ (1138), sống và làm quan dưới triều vua Lý Anh Tông (1133 - 1174) và Lý Cao Tông (1175 - 1209), làm đến chức Đại Liêu phù tá.

    Đặc biệt, Ông đã từng tổ chức khai hoang lấn biển các vùng ven biển thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa và Hà Tĩnh ngày nay. Sau khi mất đi, nhiều nơi tôn vinh ông làm Phúc thần, thờ ông làm Thành hoàng, nhiều địa phương trên cả nước đã lập đền thờ để ghi nhớ công ơn của ông.

    Được biết, đây là sắc cổ lần đầu tiên được phát hiện tại địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, thuộc nhóm quý hiếm cần được các nhà chuyên môn tiếp tục nghiên cứu, bảo lưu để phục vụ công tác nghiên cứu lịch sử.

    Hạnh Lê

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phat-hien-sac-co-lien-quan-den-nhan-vat-lich-su-to-hien-thanh-a26852.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Hà Tĩnh:  Phát hiện ngôi mộ cổ

    Hà Tĩnh: Phát hiện ngôi mộ cổ

    Ông Lê Nhật Tân, Trưởng phòng VHTT huyện Hương Sơn cho biết, vừa qua, tại Rú Cấm thuộc thôn Bảo Sơn, xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) trong quá trình đào đất

    Phát hiện bộ bàn đá cổ độc đáo

    Phát hiện bộ bàn đá cổ độc đáo

    Sáng nay (11/12), ông Hồ Bách Khoa - Trưởng Ban quản lý Khu di tích quốc gia đặc biệt Nguyễn Du, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cho biết, một thành viên trong Hội Di sản Sông Lam vừa chuyển về Khu di tích Nguyễn Du để bảo lưu và giới thiệu một bộ bàn đá cổ rất độc đáo.