+Aa-
    Zalo

    Phát hiện nhiều “chiêu” đối phó của doanh nghiệp trốn đóng, nợ đọng BHXH, BHYT

    • DSPL

    (ĐS&PL) - BHXH Việt Nam vừa thông tin ông tác thanh tra đối với những DN chây ỳ, trốn đóng BHXH luôn gặp khó khăn, phức tạp. Bởi lẽ, nhiều DN sử dụng mọi “chiêu” để né trách nhiệm…

    BHXH Việt Nam vừa thông tin ông tác thanh tra đối với những DN chây ỳ, trốn đóng BHXH luôn gặp khó khăn, phức tạp. Bởi lẽ, nhiều DN sử dụng mọi “chiêu” để né trách nhiệm…

    Theo đó, trong năm 2018, lực lượng thanh tra chuyên ngành đóng của BHXH các địa phương phát hiện nhiều trường hợp NLĐ được chủ doanh nghiệp (DN) ký HĐLĐ mùa vụ 25 ngày nhiều lần liên tục trong 2 năm. Sau khi hết hạn hợp đồng 2- 5 ngày, họ lại được ký tiếp “HĐLĐ mùa vụ”.

    Hay như, thanh tra tại một DN khác, đoàn thanh tra phát hiện nhiều NLĐ được ký HĐLĐ một năm (từ 6/2017) nhưng chưa tham gia BHXH. Theo hồ sơ DN cung cấp, đến tháng 12/2017 NLĐ xin thôi việc nhưng đến tháng 4/2018 (3 tháng sau) lại được tiếp nhận vào làm việc với HĐLĐ mới và tham gia BHXH từ tháng 4/2018... Đây là những tình huống khá phổ biến mà nhiều đoàn thanh tra gặp phải. Tuy nhiên, cách ứng xử, giải thích của các chủ DN lại rất khác nhau nên các đoàn thanh tra cũng có những xử lý khác nhau.

    Ông Dương Quang Hớn, Trưởng phòng Thanh tra- Kiểm tra (BHXH tỉnh Long An) cho biết, trong quá trình thanh tra, các đoàn còn phát hiện nhiều DN thỏa thuận với NLĐ trong HĐLĐ (ngoài lương) là khoản trợ cấp sáng kiến, thưởng hoàn thành nhiệm vụ với mức tiền cố định hàng tháng theo từng chức danh công việc.

    Theo ông Nguyễn Trọng Nam, Trưởng phòng Thanh tra- Kiểm tra (BHXH TP.HCM), trước đây, “chiêu” mà các DN thường áp dụng là ký HĐLĐ thời hạn dưới 3 tháng. Họ ký tối đa 2 hợp đồng rồi sau đó giấu đi, chỉ khi bất đắc dĩ mới phải cung cấp. Theo ông Nam, các DN thường có 3 loại hồ sơ (gồm HĐLĐ, bảng lương), trong đó một bộ để lưu hành trong nội bộ DN, giữa các cổ đông; một bộ để báo cáo cơ quan chức năng, ngân hàng và một bộ để dùng cho chính NLĐ. Tuy nhiên, từ 1/1/2018, “chiêu” ký 2 hợp đồng dưới 3 tháng sẽ không thể áp dụng, vì Luật BHXH quy định HĐLĐ từ 1 tháng trở lên phải đóng BHXH cho NLĐ nên khả năng phát hiện DN gian lận sẽ cao hơn.

    Bên cạnh đó, theo đại diện BHXH một số tỉnh phía Nam, khi bị thanh tra, nhiều DN còn cố tình cung cấp hồ sơ không đúng thực tế (bảng lương, HĐLĐ, quy chế trả lương…) gây khó cho công tác thanh tra.

    Nhận định về những trường hợp “lách” luật trên, ông Trần Đức Long, vụ trưởng Vụ Thanh tra- Kiểm tra (BHXH Việt Nam), cho biết công tác thanh tra của Ngành gặp rất nhiều tình huống khác nhau. Do đó, ngoài nắm vững nghiệp vụ, cán bộ thanh tra luôn phải lưu ý tiên liệu trước các tình huống có thể xảy ra để ứng xử phù hợp.

    Ngoài nắm vững kiến thức pháp luật, các đoàn thanh tra cũng cần linh hoạt xử lý, tránh máy móc. “Sau khi thanh tra xong, phải kiên quyết yêu cầu người đại diện pháp luật hoặc người được ủy quyền hợp pháp của DN ký biên bản làm việc, chứ không thể có chuyện bà kế toán, ông trưởng phòng nhân sự… đứng ra ký biên bản trong khi không có ủy quyền đúng pháp luật”, ông Long nhấn mạnh.

    Thu Hà

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phat-hien-nhieu-chieu-doi-pho-cua-doanh-nghiep-tron-dong-no-dong-bhxh-bhyt-a300764.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan