Bộ Quốc phòng Mỹ đã phát hiện hàng trăm khiếm khuyết liên quan đến F-35, tất cả được đề cập trong bản đánh giá hàng năm của các chuyên gia thử nghiệm.
Tiêm kích F-35. Ảnh: AP |
Giám đốc thử nghiệm vận hành và đánh giá Robert Behler đã chỉ ra một danh sách dài các khiếm khuyết của tiêm kích F-3, 13 trong số này được gắn mác “buộc phải chỉnh sửa”, có nghĩa là chúng sẽ gây ra tác động trực tiếp đến độ an toàn của phi công hay năng lực tác chiến của máy bay, nếu không được khắc phục.
“Mặc dù các quan chức chương trình F-35 vẫn đang sửa lỗi, tuy nhiên, những vẫn có những phát hiện mới về lỗi”, báo cáo viết, cho biết thêm là vẫn có nhiều “lỗi lớn” chưa được tìm ra.
Số lượng lỗi kỹ thuật được phát hiện tính tới tháng 11/2019 là 873, thấp hơn so với con số 917 ở báo cáo trước. Tuy nhiên, con số hơn 800 lỗi vẫn đặt ra câu hỏi về sự tin cậy của F-35 trong thực chiến.
Các vấn đề nghiêm trọng được liệt kê trong báo cáo như việc khẩu pháo nòng 25 mm trên F-35 không thể bắn thẳng hay các điểm dễ tổn thương liên quan tới an ninh mạng vẫn chưa được sửa chữa.
Theo số liệu thống kê đến cuối tháng 9/2019, đã có 500 chiếc F-35 được bàn giao cho các khách hàng trên toàn cầu và toàn bộ các tiêm kích tàng hình này đều cần chỉnh sửa để khắc phục các lỗi.
Như vậy, với phần lỗi nghiêm trọng thuộc về pháo Gatling 25mm được công bố đủ cho thấy, F-35 gần như không thể cận chiến. Đây là kết quả không thể chấp nhận được bởi số tiền quá lớn chi cho loại vũ khí này.
Cụ thể, Lầu Năm Góc phải chi ra số tiền lên tới gần 2 triệu USD cho mỗi khẩu Gatling 25mm nhưng kết quả lại không tương xứng.
Nhưng mặc dù máy bay F-35 có những điểm yếu chưa được giải quyết và việc thử nghiệm chưa hoàn tất, Quốc hội Mỹ vẫn tiếp tục thúc đẩy việc mua máy bay này. Cơ quan này được cho là đã thêm 11 chiếc theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng Mỹ vào năm 2016 và 2017, 20 chiếc trong năm tài khóa 2018, 15 chiếc trong năm 2019 và 20 chiếc trong năm 2020.
Brett Ashworth, phát ngôn viên của hãng Lockheed chế tạo ra máy bay F-35, vẫn tự tin cho rằng loại máy bay này vẫn là chiến đấu cơ có mức độ sát thương nhất, khả năng sống sót cao nhất và được kết nối nhiều nhất trên thế giới.
Mộc Miên (Theo Times)