+Aa-
    Zalo

    Phản ứng của Thổ Nhĩ Kỳ trước tối hậu thư của Mỹ về thương vụ S-400 Nga

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar cho biết, đã có tiến triển trong đàm phán với Washington về việc mua S-400 của Nga và tiêm kích F-35 của Mỹ.

    Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar cho biết, đã có tiến triển trong đàm phán với Washington về việc mua S-400 của Nga và tiêm kích F-35 của Mỹ.

    Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar. Ảnh: rferl.org

    Phát biểu với báo giới tối 22/5, ông Hulusi Akarc tuyên bố: "Chúng tôi vui mừng nhận thấy sự nới lỏng trong việc lập lại quan hệ về những vấn đề như phía đông Euphrates, F-35 và Patriot, sau các cuộc đàm phán với Mỹ".

    Ông Akar bổ sung rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục các cuộc thảo luận một cách nghiêm túc để nỗ lực đạt được thoả thuận. Tuy nhiên, quốc gia này cũng đã sẵn sàng đối mặt với các trừng phạt theo luật CAATSA (trừng phạt mọi định chế hoặc quốc gia ký hợp đồng vũ khí với các công ty Nga).

    Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đồng thời nhắc đến việc Mỹ đề nghị bán hệ thống phòng không Patriot - một hệ thống đối thủ của S-400 cho Ankara.

    "Liên quan đến Patriot, Mỹ đã sửa đổi một số điều kiện về giá cả, chuyển giao công nghệ, nâng cấp và sản xuất chung", Bộ trưởng cho biết và nói thêm rằng lời đề nghị này đang được các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ xem xét.

    Bên cạnh đó Bộ trưởng Akar cũng khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ đã “chán ngán” khi luôn luôn phải mua vũ khí của nước ngoài, và bày tỏ mong muốn hợp tác để tự sản xuất.

    Trước đó, Mỹ đã ra tối hậu thư cho Thổ Nhĩ Kỳ đến tháng 6 để rút khỏi thương vụ mua S-400, nếu không sẽ đối mặt trừng phạt nghiêm khắc.

    "Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải đối mặt với những hậu quả rất tiêu cực nếu hoàn tất hợp đồng mua tên lửa phòng không S-400 Nga. Họ còn hai tuần để quyết định lựa chọn khí tài Mỹ hay hứng chịu các biện pháp trừng phạt vì mua tên lửa Nga", quan chức ngoại giao Mỹ giấu tên cho biết.

    Hệ thống phòng không S-400 của Nga. Ảnh: Reuters

    Trong trường hợp Ankara tiếp tục theo đuổi thương vụ S-400, rất có thể họ sẽ bị loại khỏi chương trình tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ, không được bàn giao 100 chiếc F-35A đã đặt mua và có thể bị áp đặt nhiều lệnh cấm vận từ Washington.

    "Thời hạn chót sẽ không thể trì hoãn thêm. Các nước thành viên NATO cần mua vũ khí có khả năng hiệp đồng với nhau. Khí tài Nga sẽ không đáp ứng được tiêu chuẩn đó", quan chức Mỹ nhấn mạnh.

    Thỏa thuận mua tên lửa S-400 trị giá 2,5 tỷ USD được Thổ Nhĩ Kỳ và Nga ký vào tháng 12/2017, bất chấp phản đối gay gắt từ Mỹ.

    Giới chức Mỹ lo ngại việc Thổ Nhĩ Kỳ mua cả S-400 và máy bay chiến đấu F-35 có thể cho phép Nga nắm được thông tin nhạy cảm của F-35 và có thể “bắt bài” máy bay này trong tương lai.

    Những hệ thống S-400 đầu tiên dự kiến được bàn giao cho Ankara trong tháng 7, có thể đạt khả năng sẵn sàng chiến đấu vào năm sau. 

    Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng nước này sẽ cùng Nga sản xuất tên lửa S-500 và mua máy bay chiến đấu Su-57 của Moscow nếu bị loại khỏi chương trình sản xuất F-35.

    Mộc Miên (Theo Reuters)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phan-ung-cua-tho-nhi-ky-truoc-toi-hau-thu-cua-my-ve-thuong-vu-s-400-nga-a276679.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan