+Aa-
    Zalo

    Phận đời bi kịch của nàng công chúa "sinh nhầm nhà": 15 tuổi bị cha chặt tay, 18 tuổi qua đời trong u uất

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tuy sinh ra ở vị trí mà bao người phải ngưỡng vọng nhưng số phận nàng công chúa này lại vô cùng bi thương.

    Tuy sinh ra ở vị trí mà bao người phải ngưỡng vọng nhưng số phận nàng công chúa này lại vô cùng bi thương.

    Dù sinh ra trong hoàng gia nhưng Công chúa Trường Bình lại có số phận vô cùng bi thảm.

    Công chúa Trường Bình có tên thật là Chu Mỹ Sác, sinh năm 1630, là con gái thứ 2 của Sùng Trinh Đế và Hiếu Tiệt Liệt Hoàng hậu. Tuy sinh ra ở vị trí mà bao người phải ngưỡng vọng nhưng số phận của Công chúa Trường Bình lại vô cùng bi thảm.

    Năm Công chúa Trường Bình 15 tuổi, độ tuổi thanh xuân vừa tài năng lại xinh đẹp và luôn tràn đầy hy vọng về cuộc sống.

    Tuy nhiên, vận nước nhà Minh khi đó đã suy. Phía Bắc có tộc chủ Mãn Châu là Hoàng Thái Cực (người sáng lập ra nhà Thanh sau này) đang xua Bát Kỳ Nam hạ, phía Đông thì giặc Lưu Khấu hoành hành, trong triều thì Ngụy Trung Hiền thao túng, Lý Tự Thành nổi dậy.

    Tháng 4/1644, tiếng chuông cấp báo vang lên xua tan màn đêm tĩnh lặng ở Bắc Kinh. Lý Tự Thành dẫn quân khởi nghĩa tiến vào kinh thành. Trong thành hỗn loạn, từ thường dân đến binh lính, quan viên, ai nấy đều thu dọn đồ đạc và bỏ chạy.

    Trong hoàng cung, Hoàng đế Sùng Trinh với mái tóc bù xù, đôi mắt đỏ hoe, cầm kiếm bước đi trong cơn tuyệt vọng. Không có quan viên nào xung quanh, cũng không có binh lính bảo vệ, chỉ có một số thái giám lớn tuổi và những phi tần không ngừng khóc lóc.

    Sùng Trinh nhắm mắt lại, dường như ông cảm thấy được triều đại kéo dài hàng trăm năm này sắp kết thúc. Cất lên giọng nói run rẩy, ông đưa ra ý chỉ cuối cùng trong đời, buộc Hiếu Tiết Liệt Hoàng hậu và Viên Quý tuẫn tiết tự sát.

    Sau đó, ông tiếp tục cầm kiếm đi tới đến chỗ hai cô công chúa của mình đang sợ hãi nép sát trong một góc cung điện.

    Hoàng đế Sùng Trinh chỉ kiếm vào Công chúa Trường Bình và nói: "Chỉ trách số phận ngươi bất hạnh sinh ra trong hoàng tộc", rồi liền vung kiếm Trường Bình. Nàng giơ tay lên đỡ, bị chém đứt cánh tay trái, lăn ra bất tỉnh trên vũng máu.

    Hoàng đế Sùng Trinh cho rằng nàng đã chết, nên quay sang giết chết người con gái còn lại là Công chúa Chiêu Nhân, khi đó mới 7 tuổi. Sau đó, ông cùng thái giám trung thành Vương Thưởng Ân đến Môi Sơn, treo cổ tự vẫn.

    Về phía Công chúa Trường Bình, cô may mắn thoát khỏi nạn sát thân và được quân của Lý Tự Thành cứu giúp. Lý Tự Thành cũng rất thương cảm với những gì Trường Bình phải trải qua nên chăm sóc nàng rất chu đáo.

    Vết thương của Công chúa Trương Bình không còn nghiêm trọng nhưng nỗi đau tinh thần là thứ mãi không thể xóa nhòa. Nàng luôn sống trong trạng thái u sầu, trầm cảm.

    Vài tháng sau đó, quân Mãn Châu với sự giúp đỡ của tướng lĩnh nhà Minh là Ngô Tam Quế, tràn vào Trung Quốc, đánh bại Lý Tự Thành và lập ra nhà Thanh. Công chúa Trường Bình được giữ lại ở kinh đô hướng cuộc sống phú quý với tư cách là hoàng thất tiền triều.

    Công chúa Trường Bình viết thư xin Hoàng đế Thuận Trị cho nàng được xuất gia làm ni cô. Thuận Trị không đồng ý và tác hợp cho Trường Bình công chúa theo hôn ước trước đây với Chu Thế Hiển. Theo sử Thanh ghi chép lại, Công chúa Trường Bình có cuộc sống sung túc cùng Chu Thế Hiển, lại được hết mực yêu thương, sủng ái.

    Tuy nhiên, điều đó vẫn không khiến Công chúa Trường Bình vượt qua nỗi đau nước mất nhà tan và tình thần của nàng vẫn ngày một suy sụp.

    Cuối cùng, Công chúa Trường Bình lâm bệnh qua đời khi chưa đầy 18 tuổi và đang mang trong mình giọt máu của Chu Thế Hiển ở tháng thứ 5.

    Hoa Vũ (Theo 163)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phan-doi-bi-kich-cua-nang-cong-chua-sinh-nham-nha-15-tuoi-bi-cha-chat-tay-18-tuoi-qua-doi-trong-u-uat-a363956.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan