Không chỉ “hồi sinh” những vùng đất khô cằn, cây có múi còn giúp nhiều nhà nông làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Nhưng để hái được “quả ngọt”, bà con cũng phải đau đầu với những loại bệnh hại, trong đó có ghẻ nhám.
Là loại cây ăn quả rất phổ biến ở Việt Nam, cây có múi được trồng rộng rãi trên nhiều vùng miền và tỉnh thành khác nhau với diện tích canh tác lớn.
Tại một số địa phương, cây có múi không chỉ đóng vai trò là cây trồng chủ lực mà còn trở thành “đặc sản”, góp phần tạo nên những thương hiệu nông sản nổi tiếng trong và ngoài nước. Điển hình như Tây Nam Bộ có cam xoàn, quýt hồng Lai Vung, bưởi Năm Roi, bưởi da xanh; Bắc Bộ có cam Cao Phong (Hòa Bình), cam sành Hà Giang, cam Hàm Yên (Tuyên Quang), cam Canh bưởi Diễn (Hà Nội), bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ); Trung Bộ có cam Vinh (Nghệ An), bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh)... Trên thực tế, nhiều nông hộ đã “đổi đời” bởi giá trị kinh tế mà loại cây này mang lại.
Biểu hiện bệnh ghẻ nhám trên cây có múi |
Ghẻ nhám là bệnh do nấm Elsinoe fawcettii gây ra, thường gây hại trên cành non, ngọn và trái non. Trên lá, vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ như kim châm và phát triển nhanh thành màu nâu nhạt, nhô về mặt phía dưới của lá. Sau đó, vết bệnh chuyển thành những nốt giống mụn ghẻ (nên gọi là bệnh ghẻ nhám), có màu nâu, lá bị cong ngược về phía dưới và biến dạng.
Trong trường hợp vườn cây bị nặng, lá sẽ bị vàng và rụng sớm. Khi trái cây bị nhiễm bệnh, vỏ sẽ nổi nhiều gai sần sùi, có màu nâu xám rời rạc hoặc nối lại thành mảng lớn. Nếu bệnh tấn công trên cành cây thì vết bệnh cũng lồi và có biểu hiện như vết bệnh ở trên lá, cành bị sần sùi có các vẩy màu vàng. Trường hợp cành non, cành có thể khô và chết.
Với sự tấn công như vậy, bệnh ghẻ nhám vừa làm giảm chất lượng, vừa phá hủy mẫu mã của trái, từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị thương phẩm.
Nấm bệnh tập trung chủ yếu trên lá và cành non của cây đã nhiễm bệnh, sau đó theo gió và nước lây qua các lá và cây mới, lây trực tiếp hoặc qua vết xước trên cây. Bệnh phát triển và lây lan trong mùa mưa và gây hại mạnh nhất ở giai đoạn cây ra ngọn non, cành non và trái non. Sau khi bị nhiễm bệnh từ 3-10 ngày, cây bắt đầu thể hiện triệu chứng lên bề mặt lá, cành hoặc trái. Bệnh gây hại mạnh ở những vườn cây không được chăm sóc, vệ sinh kỹ…
Dựa theo kinh nghiệm thâm niên của các chủ vườn trồng cây có múi, loại bệnh này có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu có phác đồ điều trị hợp lý, trong đó có sự kết hợp phương pháp canh tác, thâm canh, hóa học...
Để quản lý bệnh, nhà nông cần chọn giống tốt, không bị bệnh; vườn ươm, vườn trồng phải cao ráo, tránh đọng nước; trồng với mật độ thưa, thường xuyên vệ sinh vườn, tỉa cành tạo tán cho vườn cây thông thoáng đồng thời cần bón phân cân đối theo giai đoạn để tránh ra đọt liên tục.
Nếu quan sát thấy triệu chứng bệnh, cần cắt bỏ cành lá bệnh và mang ra khỏi vườn tiêu hủy, dụng cụ làm vườn phải được khử trùng bằng Javel. Do bệnh lây lan chủ yếu qua mưa, gió, dụng cụ làm vườn, con người… nên bà con lưu ý không nên tưới nước thẳng lên tán cây sẽ làm cho mầm bệnh lây lan mạnh.
Lipman 80WP và Catcat 250EC là hai loại thuốc có thể điều trị “bách bệnh” trên nhiều loại cây |
Khi áp dụng thuốc hóa học, bà con nên phun thuốc phòng ngừa bệnh vào các đợt cây ra đọt, lá non, hoa, trái và phun định kỳ khoảng 10-15 ngày/lần, có thể sử dụng một trong hai loại thuốc Lipman 80WP và Catcat 250EC của Công ty Cổ phần Nông dược HAI đang được bán phổ biến trên thị trường với liều lượng cụ thể như sau:
- Lipman 80WP: 30g/10 lít nước
- Catcat 250EC: pha 10 ml/ 10 lít nước
Để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất, bà con không phun trực tiếp lên hoa đang trổ, không pha chung với dầu hay thuốc có dầu, không phun vào buổi trưa nhiệt độ cao (trên 30°C) và cần phun ngay sau khi pha thuốc.
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ: CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG DƯỢC HAI Địa chỉ: 28 Mạc Đĩnh Chi, phương Đakao, Quận 1, TP.HCM Hotline: 028.38.292.80; Fax : 028.38.223.088 Website: www.congtyhai.com |
Thu Hà