Cụ Diệc cho rằng, chính đồ uống “đặc biệt” này giúp hai vợ chồng đã sống gần thế kỷ mà vẫn khỏe mạnh mỗi ngày, đầu óc minh mẫn, ít ốm đau hơn.
Ngoài những thói quen tốt như tập thể dục, ăn uống điều độ và tránh xa những chất độc hại như rượu bia, thuốc lá, vợ chồng cụ Nguyễn Văn Diệc (SN 1921, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) còn có thường xuyên uống nước vối kết hợp với hương nhu và một số thảo dược. Cụ Diệc cho rằng, chính đồ uống “đặc biệt” này giúp hai vợ chồng đã sống gần thế kỷ mà vẫn khỏe mạnh mỗi ngày, đầu óc minh mẫn, ít ốm đau hơn.
Thứ nước bình dân
Trên hành trình đi tìm thứ thuốc “cải lão hoàn sinh” mà bấy lâu dân gian vẫn đồn đoán, chúng tôi
Dịp Tết vừa qua, thôn Từ Đài tổ chức đám cưới vàng, vợ chồng cụ Diệc vinh dự nằm trong danh sách mười cặp đôi chung sống với nhau hòa thuận trên 60 năm. Dù các con đều khá giả nhưng hai cụ vẫn thích ở riêng để chăm sóc lẫn nhau. Cụ ông khiến nhiều người khâm phục bởi ở tuổi 94 vẫn còn xâu được kim và đọc truyện Kiều. Có cụ bà thèm ăn bánh tẻ, cụ ông liền đạp xe đi mấy km để mua bằng được mang về cho vợ. Tình cảm của họ thật đáng ngưỡng mộ. |
đã về thôn Từ Đài (xã Chuyên Ngoại, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) để gặp vợ chồng cụ ông Nguyễn Văn Diệc (1921), cụ bà Nguyễn Thị Thìn (1925). Cặp vợ chồng này đã sống gần trọn một thế kỷ nhưng vẫn rất khỏe mạnh, minh mẫn. Trong ngôi nhà cấp bốn nhìn ngoài có vẻ xộc xệch nhưng bên trong lại khác hoàn toàn. Đồ đạc được sắp xếp gọn gàng. Vừa đến cửa, chúng tôi đã được ông bà cụ đón tiếp nhiệt tình. Vừa mời khách ngồi xuống ghế, cụ Diệc vừa rót cốc nước mời chúng tôi rồi giới thiệu: “Một trong những bí quyết giúp vợ chồng tôi sống hạnh phúc, dẻo dai thêm mỗi ngày là đây”. Đợi chúng tôi uống xong cốc nước, cụ đùa vui: “Vợ có thể thiếu một ngày nhưng thiếu bảo bối này thì làm việc không nổi, khó thọ đến năm tới”. Từ cốc nước nóng vẫn còn hơi khói bốc lên, mùi thơm dễ chịu phảng phất khắp không gian căn nhà.
Đặt cốc nước xuống, chúng tôi không khỏi tò mò về thứ nước uống mà cụ Diệc giới thiệu là “thần dược” trường xuân của vợ chồng mình. Ông cụ liền giải thích: “Dùng lá vối rửa sạch rồi thêm một ít hương nhu và một số thảo dược nữa càng thơm ngon, loại nước này giúp chúng tôi nâng cao sức khỏe trong những ngày tháng chiến tranh bom đạn và vẫn dùng cho đến hôm nay”. Cụ Diệc cho biết thêm, những ngày khỏe mạnh, cụ thường đi hái lá vối với hoa hương nhu về để cụ bà đun sôi lấy nước uống. “Ngày ốm yếu chỉ cần ăn cơm, uống thuốc đầy đủ, nghỉ ngơi và uống thứ “nước tiên” này là chóng khỏe ngay. Cũng may ở quê nên loại lá vối này rất dễ kiếm, mỗi nhà chỉ cần có một cây vối là đủ uống quanh năm. Vào mùa hè có thể lấy lá vối tươi uống đồng thời hái lá vối rửa sạch, phơi khô để dùng dần vào mùa đông khi cây vối đã bị trụi lá”, cụ chia sẻ.
Tại địa phương, vợ chồng cụ Diệc được rất nhiều dân làng hâm mộ vì ở cái tuổi gần đất xa trời nhanh nhẹn bước đi mỗi ngày, hai bàn tay luôn trong trạng thái hoạt động. Đôi khi cụ ông vẫn còn đi hái rau, mò tép đưa cụ bà ra chợ bán lấy tiền mưu sinh qua ngày. Một người hàng xóm của cặp đôi cho biết: “Hai cụ dù tuổi đã cao nhưng vẫn còn khỏe mạnh, hai mắt tinh anh, sáng ngời, dù lưng đã hơi còng nhưng bước đi vẫn linh hoạt. Đặc biệt là họ luôn vui vẻ, hạnh phúc bên nhau”. Quả thực khi trò chuyện với vợ chồng cụ Diệc, chúng tôi cảm nhận được rõ sự tinh anh của hai người dù đã ở tuổi ngoài 90. Mọi sự việc trong quá khứ, hai cụ vẫn còn nhớ tỏ tường. “Năm 27 tuổi, tôi mới được bố mẹ tính đến chuyện dựng vợ. Thời ấy có tục lệ cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, thấy bà nhà tôi hiền lành ngoan ngoãn lại chịu thương chịu khó nên hai cụ sang mở lời cho về làm bạn với tôi”, cụ Diệc nhớ lại. Nhớ lại ngày cưới của mình, cụ Diệc bảo: “Hồi xưa không có mâm cao cỗ đầy như bây giờ, ngày nhà chồng sang rước tôi về làm dâu đó là ngày 20 tháng 10 năm 1948. Nói là cưới nhưng thật ra ngày xưa nghèo lắm, chỉ có ít trầu cau với lưng cơm để đặt lên ban thờ báo cáo tổ tiên.
Sau khi lấy vợ không lâu, cụ Diệc đi bộ đội biền biệt 7 năm. “Ngày đó, đóng quân tận trên Bắc Kạn, chiến tranh ác liệt, tôi cứ nghĩ mình ra đi không còn ngày về”, cụ Diệc nhớ lại. Cụ Thìn thì cho biết, 7 năm đằng đẵng chờ chồng đi bộ đội, họ hàng, đặc biệt là mẹ chồng động viên cụ nên đi lấy chồng khác. Nhưng cụ Thìn vẫn sắt son một lòng. Thế rồi trời không phụ lòng người, cụ Diệc đã trở về, hai vợ chồng ôm lấy nhau mừng mừng tủi tủi. Cũng từ đây, một cuộc sống mới yên bình như mong ước của cặp đôi đã thành sự thật. Những đứa con của ông bà lần lượt chào đời. Ngày ngày vợ chồng ươm tơ, làm ruộng, tối đến lại vui vầy bên các con. Bà Thìn nhớ lại: “Cuộc sống khi ấy đói cơm rách áo vô cùng, nhưng chẳng bao giờ vợ chồng tôi nặng tiếng cãi giận nhau. Gian truân đến mấy cũng cứ nhẹ nhàng động viên nhau làm ăn và lo cho các con tử tế”.
Nói thêm về bí quyết sống thọ, sống khỏe mà chồng đã đúc kết thành câu cửa miệng: “Cười đúng cách, nói đúng nơi, uống nước vối, ăn xôi đồ”, cụ Thìn cho biết, nước vối là thứ nước dân dã, rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là trong mùa hè. “Uống nước vối đều đặn mỗi ngày giúp vợ chồng tôi ăn cơm ngon miệng. Bên cạnh đó, ông nhà tôi cũng nói không với thuốc lá, hạn chế rượu bia, sống vui khỏe, rèn luyện thân thể mỗi ngày”, cụ bà chia sẻ.
Phòng trừ nhiều căn bệnh
Theo lương y Nguyễn Huy (Hội Đông y Việt Nam) thì lá vối không chỉ là một thứ nước uống giải khát mà còn gắn liền với văn hóa ẩm thực Việt Nam. Mỗi vùng miền của dân tộc ta đều có những món ăn, nước uống riêng nhưng mộc mạc, giản dị và phổ biến nhất nước vối. Nước vối có từ thời chiến tranh, mọi người đựng vào bình thay nhau uống để giải nhiệt trong những lúc hành quân giân khổ. Bởi thế mà bài thơ Nước vối quê hương của nhà báo Nguyễn Trọng Ðịnh vẫn để lại nhiều ấn tượng trong lòng những người lính tham gia chiến trường. Chính cái vị “ngai ngái” của nước vối quê hương trong thơ của nhà báo Nguyễn Trọng Ðịnh là biểu tượng một thời về tình yêu quê hương, tổ quốc.
Thời bình, nước vối vẫn được duy trì, hầu hết gia đình nào ở nông thôn cũng có một cây vối để tự phục vụ. Người nhà hay khách đến chơi cũng đều mời nhau một thứ nước uống là nước vối, từ đó tạo nên bản sắc riêng ở nhiều vùng quê. Cây vối cho cả lá và nụ hoa có thể đun tươi hay phơi khô rồi đem sắc uống. Lá vối cũng có thể pha thêm một số các loại thảo dược khác giúp cho nước uống ngon hơn, thơm hơn và hợp khẩu vị với từng người. “Theo Đông y, nước lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp cho người dùng ăn ngon miệng, ngủ ngon, sâu và tiêu hóa tốt. Nước lá vối vừa kích thích dịch tiêu hóa vừa bảo vệ niêm mạc ruột, lại không làm tồn hại tới những lợi khuẩn cư trú trong ống tiêu hóa ở người. Hơn nữa, nước vối có các các hoạt chất có thể ức chế một số vi khuẩn có hại gây bệnh viêm đại tràng và những bệnh tiêu hóa khác. Nước lá vối, nụ hoa vối có hoạt chất ức chế sự phát triển của vi trùng gram âm, gram dương nên nó là thứ nước “dược liệu” cho những người đang điều trị bệnh viêm đại tràng và các bệnh về đường tiêu hóa. Từ đó, uống nước vối thường xuyên không chỉ thanh lọc, giải nhiệt mà còn phòng trừ bệnh ung thư ruột kết, ung thư đại tràng”, lương y Nguyễn Huy cho hay.
Theo nghiên cứu thì nước vối có lượng polyphenol cao và hoạt chất ức chế men alpha-glucosidase giúp ngăn ngừa tăng lượng đường huyết trong máu, giảm lipit máu, phòng trừ bệnh tiểu đường. Đồng thời, nước vối làm chậm lại lại quá trình oxy hóa của cơ thể, giảm khả năng hình thành đục thủy tinh thể và phục hồi men chống oxy hóa. Như một thứ nước giúp giải độc cơ thể, nước vối còn cung cấp một lượng muối khoáng, vitamin cần thiếu giúp đào thải các độc chất trong cơ thể qua đường tiết niệu. “Có lẽ, sử dụng nước vối thường xuyên trong chế độ sinh hoạt hàng ngày chính là một trong những bí quyết giúp vợ chồng cụ Diếc sống khỏe mạnh đến bây giờ. Nó góp phẫn giữ hai cụ tuổi giữ được đôi mắt tinh anh, không mắc các bệnh mãn tính không lây ở người già như mỡ máu, tiểu đường và các bệnh về đường tiêu hóa. Tất nhiên để sống lâu, sống khỏe thì không chỉ đơn giản như vậy. Hai cụ còn thực hiện một chế độ sinh hoạt tốt, điều độ, tránh xa những chất có hại cho cơ thể như rượu bia, thuốc lá… Đó chính là cách bảo vệ sức khỏe khoa học nhất”, lương y Nguyễn Huy cho biết.
Theo Báo Gia đình & Xã hội
Xem thêm video:
[mecloud]TBKYm8RPW1 [/mecloud]