Ngày 12/3, cuộc họp báo liên quan đến vụ tử của nữ sinh 11 tuổi hồi tháng 9/2019 được tổ chức tại trụ sở thành phố Osaka, Nhật Bản.
Mẩu giấy nhắn nữ sinh 11 tuổi viết trước khi nhảy lầu hồi tháng 9 năm ngoái. Ảnh: Mainichi |
Theo Mainichi, nữ sinh nhảy lầu tự tử hôm 24/9/2019. Hôm đó, cô bé kêu không khỏe và nghỉ học, ở nhà.
Sáng cùng ngày, mẹ em, 42 tuổi, phát hiện mẩu giấy ghi dòng chữ "sẽ không ai buồn khi con chết" và "tạm biệt" do con gái viết. Bà lo lắng nên chụp lại chúng.
Trên đường đi làm, bà ghé qua trường, cho giáo viên chủ nhiệm của con xem bức ảnh đó. Họ trao đổi với nhau về sự việc nhưng giáo viên không báo lại với hiệu trưởng hay phó hiệu trưởng. Vì thế, trường không có hành động xử lý nào.
Sau đó, cảm thấy không yên tâm, bà mẹ trở lại nhà, ăn trưa với con gái trước khi tiếp tục đi làm. Đến chiều, nữ sinh tự tử.
"Giá như tôi ở nhà với con cả ngày, tôi đã không thể cứu nổi con mình", bà mẹ kể thêm sau này, bà tìm thấy giấy nhắn trong quần áo của con, ghi "cứu con với, ở trường, con bị bảo chết đi".
Một tháng sau cái chết của nữ sinh 11 tuổi, hội học sinh tiến hành khảo sát, phát hiện em từng cho các bạn học vay tiền và có tin đồn em bị mắng "chết đi".
Tuy nhiên, báo cáo cuối cùng kết luận cuộc khảo sát "không thể cung cấp bằng chứng chắc chắn cho thấy nạn nhân bị bắt nạt ở trường".
Tháng 10/2019, cơ quan quản lý giáo dục Osaka đề xuất thành lập ủy ban điều tra độc lập song phụ huynh từ chối, cho rằng "trường phải chịu trách nhiệm điều tra".
Đến nay, nguyên nhân khiến nữ sinh tự tử vẫn chưa được làm rõ. Cơ quan quản lý giáo dục cho biết "không thể loại trừ nguyên nhân từ bạo lực học đường". Họ sẽ điều tra tiếp.
Trước đó, vào năm 2017, nữ sinh Rima Kasai, 13 tuổi, tự vẫn bằng cách nhảy vào đoàn tàu đang chạy tại ga Kitatokiwa, thành phố Aomori, phía Bắc Nhật Bản. Cô bé qua đời vào ngày thứ hai của học kỳ mới trong năm lớp 8 của mình, sau khi bị bắt nạt trong suốt một năm liền.
Cha cô bé, ông Go Kasai cho biết, ở trường học, bạn học trêu chọc Rima bằng đủ thứ trò. Cả khi Rima về nhà, trò bắt nạt vẫn không kết thúc. Em liên lục nhận những tin nhắn lăng mạ. Khi Rima thông báo với giáo viên, họ lại không coi đó là một vấn đề nghiêm túc.
Đây cũng là tình trạng chung của nhiều nạn nhân của nạn bắt nạt trên mạng. Một khi những kẻ tấn công bắt nạt nạn nhân, chúng thường không ngừng nghỉ.
Chính các mạng xã hội nổi tiếng như: Facebook, Instagram, Snapchat và Twitter là những không gian mạng hay xảy ra tình trạng bắt nạt nhất.
Thanh Tùng (T/h)