+Aa-
    Zalo

    Nữ sinh 12 tuổi bị trầm cảm vì áp lực phải đứng đầu lớp

    (ĐS&PL) - Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và điều trị cho một nữ sinh 12 tuổi bị trầm cảm vì áp lực học hành. Tại thời điểm nhập viện nữ sinh trong tình trạng mệt mỏi, căng thẳng và luôn hoảng sợ.

    Vietnamnet đưa tin, nữ sinh trên học rất giỏi. Tuy nhiên, gần đây, do áp lực phải đạt được vị trí đứng đầu lớp mới được vào đội tuyển đi thi học sinh giỏi của trường, em luôn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và mất ngủ.

    Tình trạng này kéo dài khiến nữ sinh này cảm thấy sợ đi học và không dám đến trường học. Mỗi lần nghĩ tới chuyện đi học, em lại cảm thấy căng thẳng và sợ hãi. Điều này ngày càng khiến cho bệnh nhi mất ngủ, không tập trung vào học, học lực giảm sút.

    Kết quả học tập giảm càng khiến em lo lắng rằng bản thân sẽ bị bạn bè chê cười, xem thường và thầy cô giáo khiển trách. Em rơi vào trạng thái chán nản và không còn thiết tha mọi thứ trong cuộc sống.

    nu sinh 12 tuoi bi tram cam vi ap luc luon dung dau lop 1
    Bác sĩ thăm khám tư vấn tâm lý cho nữ sinh. Ảnh: Vietnamnet

    Thấy tình trạng bất thường của con, gia đình vội đến Bệnh viện Nhi Trung ương khám.

    Tương tự, một trường hợp khác cũng nhập viện điều trị tại khoa Sức khoẻ vị thành niên là một nữ học sinh (lớp 9, ở Hà Nội) nhập viện trong tình trạng bồn chồn không yên, khó ngủ, lo lắng, hay khóc… tình trạng này diễn ra liên tục khi kỳ thi đến gần khiến phụ huynh vô cùng lo lắng và đã đưa trẻ đến khám và điều trị.

    Báo Dân Trí dẫn lời Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Anh Vinh – Phó Trưởng Khoa Sức khoẻ Vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, cả hai bệnh nhi trên được các bác sĩ xác định có các rối loạn về tâm lý liên quan đến áp lực học tập căng thẳng.

    Theo bác sĩ Vinh, trong năm 2022, khoa Sức khoẻ Vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiến hành nghiên cứu về các rối loạn tâm lý ở học sinh tại một số trường trung học cơ sở tại Hà Nội (từ lớp 6 đến lớp 9) cho thấy các biểu hiện lo âu ở trẻ chiếm tỉ lệ 38%, tiếp theo là stress với 33% và trầm cảm là 26,1%.

    Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong các trẻ đến khám và điều trị vì các biểu hiện lo âu, trầm cảm và căng thẳng có nhiều trẻ được đánh giá ngoan, có thành tích học tập khá giỏi. 

    "Những trẻ này thường hay tự tạo áp lực với bản thân mình để giữ hình ảnh với bạn bè, gia đình, thầy cô khiến trẻ nỗ lực không ngừng. Điều này khiến trẻ dễ bị căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi thậm chí trầm cảm nhất là khi không đạt được kỳ vọng như mong muốn. 

    Nguyên nhân của rối loạn trên thường là do: khối lượng kiến thức quá nhiều, trẻ chuẩn bị cho kỳ thi chưa tốt, tâm lý chưa vững vàng và áp lực từ nhà trường, bố mẹ…", bác sĩ Vinh chia sẻ. 

    Tiến sĩ Vinh nhận định, áp lực học tập, thi cử là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ dễ rơi vào trạng thái lo âu, căng thẳng và trầm cảm. 

    Theo Tiến sĩ Vinh, các dấu hiệu trẻ bị trầm cảm bao gồm: 

    - Trẻ có hành vi và cảm xúc bất thường: hay cáu gắt hoặc khóc lóc vô cớ, mệt mỏi, buồn chán, không giao tiếp với mọi người,… 

    - Trẻ có biểu hiện mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, chán ăn – bỏ ăn. 

    - Ngoài ra, trẻ hay có các triệu chứng cơ thể như đau bụng, đau đầu, đau ngực,tim đập nhanh… 

    - Lo lắng quá mức, luôn trong trạng thái căng thẳng, hồi hộp. 

    Từ trường hợp của hai nữ  sinh trên, cha mẹ nên chú ý đến tâm lý con cái nhất là giai đoạn quan trọng trước mỗi kỳ thi, đồng thời  các bậc phụ huynh không nên kỳ vọng quá nhiều vào con, vì điều này vô tình tạo áp lực lớn cho con mình. Thay vào đó, phụ huynh nên hiểu rõ về năng lực, sở trường của con để đặt ra mục tiêu, chọn trường, chọn lớp phù hợp. Bên cạnh đó, cần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của con mình để đưa ra những tư vấn cũng như định hướng đúng đắn giúp trẻ giải toả được những áp lực về học tập, thi cử.

    Ngoài ra, cha mẹ cũng cần đảm bảo cho con mình chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đảm bảo giấc ngủ, tập luyện thể dục, thể thao đều đặn sẽ giúp con có một sức khỏe tinh thần tốt để tự tin vượt qua các kỳ thi.

    Thùy Dung (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nu-sinh-12-tuoi-bi-tram-cam-vi-ap-luc-luon-dung-dau-lop-a579504.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Sợ hãi, hoảng loạn vì trầm cảm tôi đã cải thiện nhờ cách này!

    Sợ hãi, hoảng loạn vì trầm cảm tôi đã cải thiện nhờ cách này!

    “Tôi từng là một dân chơi thể thao, sức khỏe ổn định cho đến khi tôi mắc phải căn bệnh “quái ác” này. Cảm giác hoảng loạn, sợ hãi khiến tôi trốn trong phòng không dám một gặp ai, một ngày gọi điện mấy trăm lần cho người thân vì sợ… chết. May mà kịp thời tìm ra Kim Thần Khang, giờ tôi khoẻ ru à”. Chú Trương Văn Thắng ( trú tại Khu phố 13, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) giãi bày về khoảng thời gian “chiến đấu” với căn bệnh rối loạn lo âu, trầm cảm.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Sợ hãi, hoảng loạn vì trầm cảm tôi đã cải thiện nhờ cách này!

    Sợ hãi, hoảng loạn vì trầm cảm tôi đã cải thiện nhờ cách này!

    “Tôi từng là một dân chơi thể thao, sức khỏe ổn định cho đến khi tôi mắc phải căn bệnh “quái ác” này. Cảm giác hoảng loạn, sợ hãi khiến tôi trốn trong phòng không dám một gặp ai, một ngày gọi điện mấy trăm lần cho người thân vì sợ… chết. May mà kịp thời tìm ra Kim Thần Khang, giờ tôi khoẻ ru à”. Chú Trương Văn Thắng ( trú tại Khu phố 13, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) giãi bày về khoảng thời gian “chiến đấu” với căn bệnh rối loạn lo âu, trầm cảm.