Lịch sử đã xuất hiện những nhà lãnh đạo nổi tiếng chuyên chế nhưng rất ít người đi đến mức độ tàn bạo như Nữ hoàng Ranavalona I.
Nữ hoàng Ranavalona I của quốc đảo Madagascar. Ảnh: Getty |
Nữ hoàng Ranavalona I từng cai trị quốc đảo Madagascar ngoài khơi Nam Phi trong hơn 3 thập kỷ từ 1828-1861. Bà là người phụ nữ sát hại nhiều người nhất trong lịch sử thế giới, phải chịu trách nhiệm cho hàng triệu cái chết.
Từ con gái của gia đình Ramavo trở thành Nữ hoàng Ranavalona I
Ranavalona I sinh năm 1778, là con gái của gia đình Ramavo. Trong một lần tình cờ phát hiện âm mưu ám sát, người cha thân sinh của bà đã kịp thời báo cho nhà Vua biết về kế hoạch. Đổi lại, nhà Vua biết ơn và biết ơn đã thưởng cho gia đình Ramavo bằng cách hứa hôn con gái của Ramavo với hoàng tử và người thừa kế ngai vàng của mình là Radama. Đến năm 1810, Radama lên ngôi và Ramavo trở thành Hoàng hậu nhưng thật không may, cuộc hôn nhân của họ không hạnh phúc.
Vua Radama đã tiến hành các phương pháp loại bỏ đối thủ chính trị của ôn và những người chống đối tiềm năng. Bất chấp sự đau khổ tột cùng của Ramavo, các thành viên trong gia đình bà vẫn bị loại bỏ. Vua Radama băng hà vào năm 1828 mà không để lại người thừa kế. Theo luật, người kế vị tiếp theo là Rakotobe - cháu trai con chị gái của Vua Radama.
Trong vài năm cuối triều đại Radama, Ramavo đã bận rộn toan tính với những âm mưu. Bà muốn chiếm lấy ngai vàng. Nhận được sự hỗ trợ của một số người ủng hộ có ảnh hưởng và giàu có, bà đã quyết định phát động một cuộc đảo chính với kế hoạch tỉ mỉ và thành công ngoài mong đợi. Sau đó, Hoàng hậu Ramavo trở thành Nữ hoàng Ranavalona I.
Nữ hoàng tàn bạo
Khoảng 2,5 triệu người đã chết dưới sự cai trị tàn nhẫn của Nữ hoàng. Ảnh: Getty |
Tân Nữ hoàng đã thể hiện sự mạnh mẽ và tàn nhẫn ngay từ khi mới đăng quang. Bà tuyên bố rõ ý định của mình. Bà khẳng định bản thân không phải là một người phụ nữ yếu đuối và thiếu hiểu biết. Bà sẽ cai trị đất nước mà không tôn thờ vị Thần nào ngoài tổ tiên. Ngoài ra, Nữ hoàng cũng khẳng định sẽ không nhượng bộ bất kỳ thế lực nào.
Một trong những hành động sớm nhất của bà là việc xác định và tiêu diệt các mối đe dọa tiềm tàng (cả có căn cứ và tưởng tượng) đối với ngai vàng. Cuộc thanh trừng bắt đầu bằng việc bắt giữ và xử tử các thành viên của gia đình cố quốc vương Radama. Về cơ bản, bà giết hại nhiều người để trả thù cho những gì chồng cũ đã làm với gia đình bà.
Nữ hoàng cũng nói rõ rằng bà sẽ không bao giờ cho phép những người ngoài cuộc lật đổ hệ thống văn hóa và luật pháp cổ đại của đất nước. Tuyên bố này không phải là tín hiệu tốt cho các nhà truyền giáo Kitô đã đến thăm hòn đảo trong nhiều thập kỷ. Có lẽ, bà không hoàn toàn tin tưởng rằng sức mạnh của mình đủ để đảm bảo rằng các thần dân sẽ tuân theo. Do đó, bà chính thức cấm Kitô giáo vào năm 1835. Cuối cùng, chứng hoang tưởng của Nữ hoàng dường như mở rộng sang tất cả các hoạt động giao hảo với nước ngoài, đặc biệt là người Anh và người Pháp.
Triều đại “khủng bố” kéo dài suốt 3 thập kỷ của Nữ hoàng Ranavalona I không chỉ tập trung vào những kẻ can thiệp nước ngoài mà còn đối xử rất tàn nhẫn với người dân trong nước. Một số hình phạt mà bà thường xử dụng với quan chức và người dưới như: Treo ngược người phạm lỗi nhiều ngày trên những vách đá dựng đứng, họ hàng của họ buộc phải đứng xem sợi dây sờn dần cho đến khi đứt đoạn, khiến nạn nhân rơi xuống và tử vong.
Hàng ngàn tội phạm bị nghi ngờ đã đối mặt với các phương pháp thời trung cổ như thiêu, chôn sống. Nữ hoàng Ranavalona I cũng ra lệnh chặt đầu, tiêm thuốc độc rất nhiều người hoặc tiến hành lao động cưỡng bức tàn bạo. Thường thì trong một ý thích bất chợt, Nữ hoàng sẽ bất ngờ đề ra hàng loạt các dự án xây dựng phi thực tế, sử dụng hàng ngàn người bản địa không may mắn hoặc các tù nhân bị bắt giữ.
Sau 33 năm trị vì, các chuyên gia đã ước tính một cách dè dặt rằng khoảng 50-75% dân số Madagascar đã tử vong do chiến tranh, bệnh tật hoặc hệ thống công lý dã man và tàn nhẫn của Nữ hoàng Ranavalona I. Ít nhất 2,5 triệu người đã thiệt mạng.
PHƯƠNG PHƯƠNG(Theo Historic Mysteries)