+Aa-
    Zalo

    Nông sản Việt Nam: Bớt dựa vào thị trường Trung Quốc

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Do mất lợi thế về giá cũng như về chất lượng, Việt Nam đã mất nhiều thị trường quan trọng vào tay các đối thủ cạnh tranh trực tiếp như Thái Lan.

    (ĐSPL) - Do mất lợi thế về giá cũng như về chất lượng, Việt Nam đã mất nhiều thị trường quan trọng vào tay các đối thủ cạnh tranh trực tiếp như Thái Lan.
    Nông sản Việt Nam: Bớt dựa vào thị trường Trung Quốc

    Nông sản Việt Nam cần bớt phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc

    Tin tức cho hay việc mất những thị trường truyền thống này càng làm tăng thêm sự phụ thuộc của gạo Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.
    Hiệp hội Lương thực Việt Nam gần đây cho biết là có lẽ do lo ngại về tình hình căng thẳng trên Biển Đông, nên thương nhân Trung Quốc đang đẩy mạnh nhập khẩu gạo của Việt Nam. Là quốc gia có đến 1,4 tỷ dân và không thể sản xuất đủ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước, Trung Quốc bắt buộc phải tiếp tục nhập khẩu lương thực từ những nước như Việt Nam.
    Theo RFI, Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam, với số lượng gạo chiếm đến gần 50 \% sản lượng của Việt Nam. Theo Bộ Nông nghiệp Việt Nam, trong 4 tháng đầu năm nay, Trung Quốc đã nhập đến gần 42 \% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Năm nay, theo dự báo, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ lên tới 7 triệu tấn, và cứ theo đà này thì ít nhất 3 triệu tấn xuất sang Trung Quốc.
    Với mức độ phụ thuộc ngày càng cao như vậy, chưa ai có thể dự báo được những rủi ro rất lớn nếu như thị trường Trung Quốc đột ngột dừng mua gạo Việt Nam, trong trường hợp căng thẳng giữa hai nước leo cao hơn nữa.
    Không chỉ có gạo, mà nhiều mặt hàng nông sản khác của Việt Nam cũng đang phụ thuộc ngày càng nhiều vào thị trường Trung Quốc. Trên trang mạng Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, tác giả Lê Hữu Đức giải thích: “ Việt Nam đang sản xuất nông sản theo kiểu ‘mạnh ai nấy làm’: không theo những quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn chặt chẽ, không rõ xuất xứ, nguồn gốc... chỉ có thể được chấp nhận ở thị trường Trung Quốc vốn có trình độ sản xuất và tiêu dùng tương đương. Tất nhiên là với giá thấp”.
    Ngoài việc bị phụ thuộc vào thị trường, nông dân Việt Nam còn tiếp tục bị các thương lái Trung Quốc thao túng. Vào cuối tháng Ba vừa qua, Bộ Công thương Việt Nam đã báo động về tình trạng nhiều thương lái Trung Quốc thu mua những mặt hàng nông sản rất đặc biệt, với giá ban đầu rất cao và tung tin đồn sẽ thu mua số lượng lớn.
    Vì hám lợi, người dân đổ xô nuôi, trồng hoặc tìm kiếm những mặt hàng trên. Sau đó, những thương lái trên biến mất, khiến người dân trắng tay với những mặt hàng chẳng có ai mua. Nói chung cho tới nay, nông dân Việt Nam làm lụng cực nhọc, nhưng chủ yếu là để làm giàu cho các thương lái, chứ cuộc sống của họ chẳng mấy khá hơn.
    Như vậy, khủng hoảng Biển Đông và căng thẳng Việt-Trung hiện nay là dịp để Việt Nam xem xét lại cơ chế sản xuất và xuất khẩu nông sản, để đưa ra thị trường thế giới những mặt hàng có chất lượng cao, có thương hiệu tốt, bán được với giá cao tại những thị trường cao cấp ở Châu Âu và Mỹ, chứ không chỉ bán với giá thấp cho những thị trường như Trung Quốc. 
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nong-san-viet-nam-bot-dua-vao-thi-truong-trung-quoc-a37198.html
    Thương lái Trung Quốc lừa người trồng ớt

    Thương lái Trung Quốc lừa người trồng ớt

    Nhiều người trồng ớt ở Đồng Tháp đang điêu đứng vì ớt hạ giá mà vẫn không bán được. Nguyên nhân là do nghe lời thương lái Trung Quốc trồng giống ớt lạ, xong rồi bỏ, không chịu mua…

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Thương lái Trung Quốc lừa người trồng ớt

    Thương lái Trung Quốc lừa người trồng ớt

    Nhiều người trồng ớt ở Đồng Tháp đang điêu đứng vì ớt hạ giá mà vẫn không bán được. Nguyên nhân là do nghe lời thương lái Trung Quốc trồng giống ớt lạ, xong rồi bỏ, không chịu mua…