+Aa-
    Zalo

    Nông sản “bí” đầu ra: Trách nhiệm là của ngành Nông nghiệp, không ai khác!

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, cung vượt quá cầu, tổ chức thị trường yếu kém dẫn đến phải "giải cứu" đàn lợn.

    Trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, cung vượt quá cầu, tổ chức thị trường yếu kém dẫn đến phải "giải cứu" đàn lợn.

    Trong phiên chất vấn hôm nay (13/6) có 68 đại biểu Quốc hội đăng ký chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT).

    Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường

    Mở đầu phần chất vấn "tư lệnh" ngành nông nghiệp, đại biểu Tôn Ngọc Hạnh (Bình Phước) nêu vấn đề liên quan đến thị trường tiêu thụ nông sản, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khó tiếp cận gói tín dụng ưu đãi, và hỏi Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường về giải pháp.

    Người đứng đầu ngành nông nghiệp cho rằng, nguyên nhân chính dẫn tới "điệp khúc" được mùa mất giá, được giá mất mùa là do khối lượng sản xuất khổng lồ trong khi đầu ra vẫn chưa được tổ chức tốt.

    Cung vượt quá cầu, chế biến cách lìa với sản xuất, tổ chức thị trường yếu kém, không có sự liên kết giữa giống, chăn nuôi, giết mổ,… đã dẫn tới khủng hoảng thừa nông sản như trong thời gian vừa qua, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường giải thích.

    Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chỉ rõ, nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn dựa trên quy mô nhỏ lẻ, năng xuất lao động thấp, dễ bị tổn thương trước thách thức của biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế.

    Giải đáp thắc mắc của đại biểu Nguyễn Sơn (Hà Tĩnh) về quy hoạch dự báo phát triển ngành chăn nuôi, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, trong thời gian qua, sức sản xuất tăng trưởng quá nhanh. Hơn 10 năm, riêng về thịt đã tăng trên 3,6 lần... Khối lượng khổng lồ trong một thời gian ngắn trong khi rổ thực phẩm Việt Nam đã cơ cấu lại, giảm khẩu phần thịt lợn.

    Ông Cường thừa nhận, trong 3 khâu: sản xuất, chế biến, tổ chức thị trường, thì mới làm tốt khâu thứ nhất còn 2 khâu sau còn rất yếu nên đã xảy ra khủng khoảng thừa.

    Về tổ chức thị trường thực phẩm là khâu yếu nhất, Bộ trưởng đánh giá. Hiện lợn Việt Nam mới đi được 3 nước, với 20.000 tấn lợn sữa một năm, chủ yếu là thị trường Trung Quốc qua đường tiểu ngạch.

    Liên tục phải "giải cứu" đàn lợn trong thời gian qua khi giá lợn thấp nhất trong lịch sử

    Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) tranh luận: Bộ trưởng giải thích trả lời đại biểu Sơn căn cứ lập quy hoạch phát triển đàn lợn chưa thuyết phục. Xuyên suốt câu trả lời liên quan đến quy hoạch, giải quyết đàn lớn thấy vắng bóng vai trò quản lý. Trả lời như thế chưa thấy vai trò quy hoạch, điều chỉnh cảnh báo, có chính sách phù hợp túc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

    Đại biểu đoàn Bình Dương nêu ý kiến cử tri băn khoăn về đầu ra cho nông sản. "Sắp tới, cây ăn trái sắp phải giải cứu vì người dân đầu tư nhiều vào đây, đề nghị Bộ trưởng cho ý kiến?" đại biểu Nguyễn Thanh Hồng chất vấn.

    Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường giải đáp: "Đoàn tàu 3 toa, mới làm tốt một toa, 2 toa chưa tốt, trách nhiệm là của ngành Nông nghiệp, chứ không ai khác."./.

    Trần Ngọc- Ngọc Thành

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nong-san-bi-dau-ra-trach-nhiem-la-cua-nganh-nong-nghiep-khong-ai-khac-a193128.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan