+Aa-
    Zalo

    Nỗi oan khuất vụ “Cô gái người rừng làm nô lệ tình dục cho cha"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Câu chuyện cô gái “người rừng phải làm nô lệ tình dục” cho cha dẫn đến có con khiến dư luận phẫn nộ suốt một thời gian dài, đã được làm sáng tỏ.

    (ĐSPL) - Năm 2012, câu chuyện cô gái “người rừng phải làm nô lệ tình dục” cho cha dẫn đến có con khiến dư luận phẫn nộ suốt một thời gian dài. Khi sự việc vừa được làm sáng tỏ thì hai mẹ con cô gái bỗng dưng mất tích.
    Lời tố cáo oan nghiệt
    Đầu tháng 6/2012, vì sống giữa núi rừng vắng vẻ cùng con gái nhỏ hơn 1 tuổi, chị Đặng Thị T.A. (26 tuổi, xã Xuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) bị gọi là “người rừng”. Sự việc sau đó lan truyền, gây chấn động dư luận. Điều đáng nói, chính chị A. cho biết, năm 2004, người cha là ông Đặng Ngọc Hải (64 tuổi) đưa chị lên khu rừng Lỗ Dàng (xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân) để làm rẫy, chăn bò. Lâu ngày, chị muốn về thăm nhà và gặp gỡ bạn bè nhưng cha không cho về và buộc phải sống biệt lập trong căn nhà nhỏ trên rẫy.
    Nói về cha đứa bé lúc đó hơn một tuổi, chị A. cho biết người đó chẳng ai khác mà chính là cha mình (?!). Theo chị, một đêm nọ, khi chị đang ngủ thì bị ông Hải cưỡng hiếp. Sợ cha đánh đập nên chị âm thầm chịu đựng không dám kể lại cho ai biết. Việc ông Hải cưỡng hiếp chị không phải chỉ diễn ra một hai lần mà thường xuyên.
    Vào năm 2011, chị A. sinh một bé gái ngay tại ngôi nhà trên rẫy, người đỡ đẻ không ai khác mà chính là cha mẹ của chị. Chị gọi con là “Núi” rồi hai mẹ con tiếp tục sống lủi thủi trên rẫy, thỉnh thoảng mới bắt gặp vài bóng người làm nương. Hằng ngày chị vừa trông con vừa chăn đàn bò gần 20 con. Cứ một vài tháng hai mẹ con mới được cha mẹ tiếp tế gạo, muối, mắm, cá khô để tự lo liệu bữa ăn mỗi ngày. Mỗi sáng, trước khi lùa đàn bò đi ăn, T.A. phải quấn chặt con gái trong chiếc chăn rồi đặt trên chiếc giường tre, bên ngoài giăng thêm mùng để con khỏi rơi xuống đất.
    Cuộc sống hai mẹ con cứ thế trôi đi cho đến giữa tháng 6/2012, một nhóm phóng viên báo chí đến Lỗ Dàng tìm hiểu và "giải cứu" mẹ con chị về thị trấn La Hai rồi được Công an huyện Đồng Xuân bố trí chỗ ăn chỗ ở và nhận được sự quan tâm, chia sẻ từ chính quyền địa phương và cộng đồng xã hội. Cuối tháng 6/2012, mẹ con chị A. được đưa về chăm sóc tại trung tâm Chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội tỉnh Phú Yên.
    Nỗi oan khuất sau vụ“Cô gái người rừng làm nô lệ tình dục cho cha
    Mẹ con chị T.A. khi còn ở nhà.
    Cha được giải oan, con cháu lại mất tích
    Để làm sáng tỏ sự việc trên, Công an huyện Đồng Xuân đã vào cuộc điều tra và được biết rằng khoảng 10 năm trước, ông Hải đến khu rừng Lỗ Dàng mua gom khoảng 6ha đất rẫy để trồng trọt và nuôi bò. ông Hải xây một ngôi nhà mái tôn nhỏ tại rẫy để làm nơi che mưa che nắng rồi sau đó đưa chị A. lên rẫy làm lụng, chăn bò. Ông Hải buộc con gái phải ở lại trông rẫy, chăn bò và thời gian dài không được về nhà, cấm tiếp xúc với người ngoài. Tuy nhiên việc chị A. bảo rằng mình “làm nô lệ tình dục cho cha” là không đúng. Thời gian sống trên rẫy chị vẫn gặp nhiều người làm rẫy và dịp tết, chị được về nhà với gia đình chứ không hề có chuyện chị sống tách biệt như “người rừng”.
    Để làm sáng tỏ điểm nghi vấn ông Hải có phải là cha đứa bé như lời kể của chị A. hay không, công an huyện quyết định trưng cầu giám định pháp y bằng phương pháp xét nghiệm ADN. Kết quả xét nghiệm sau đó khẳng định bé gái mà chị T.A. sinh ra không phải là con của ông Hải. Thông tin từ các cán bộ, nhân viên ở trung tâm Chữa bệnh-giáo dục-lao động xã hội tỉnh Phú Yên cho biết chị A. nhận thức rất hạn chế, khá chậm chạp, thần kinh không bình thường. Như vậy, lời khai của chị A. về cha đứa bé hoàn toàn sai sự thật.
    Sau ngày mang tiếng oan do chính con gái mình gây ra và bị lên án dữ dội, gia đình nhà ông Hải càng rơi vào tình trạng cô độc. Nỗi đau mà các thành viên trong gia đình từng gánh chịu đến bây giờ vẫn chưa nguôi ngoai và họ chẳng muốn tiếp xúc với bên ngoài. Hàng xóm láng giềng chẳng mấy ai gặp được họ, ngay cả chính quyền địa phương nhiều lúc đến nhà cũng bị từ chối. Khi chúng tôi tìm đến nơi, phải chờ một hồi mới có một người phụ nữ khắc khổ e dè bước ra cổng. Với tâm lý đề phòng, bà cho biết mình là Lưu Thị Ngọc Dung (63 tuổi, mẹ chị A.). Vừa nhắc đến chuyện con gái, người phụ nữ bật khóc: “Mẹ con nó đã bỏ nhà đi rồi!”.
    Theo lời người mẹ, sau khi chồng được giải oan, bà đã đưa cháu và con gái về nhà chăm sóc. Nguyện vọng của bà cuối cùng cũng được cơ quan chức năng chấp nhận khi một tháng sau đó, chị A. và cháu bé được trả về với gia đình. ông bà hết mực quan tâm, chăm sóc hai mẹ con. Hằng ngày, chị A. quanh quẩn trong nhà làm công việc vặt rồi trông con nhỏ. Đến ngày 24/8/2013, bà Dung đi làm về thì không thấy con gái và cháu. Cả nhà đi tìm thì người hàng xóm cho biết sáng hôm đó chị A. bế con gái đi mua kẹo rồi đi đâu chẳng rõ. Đây cũng là lần sau cùng người dân thôn Tân Phú thấy hai mẹ con chị T.A..
    Nỗi oan khuất sau vụ“Cô gái người rừng làm nô lệ tình dục cho cha
    Bà Dung mẹ chị T.A.
    “Trăm năm bia đá thì mòn...”
    Từ ngày con gái mất tích đến nay, gia đình bà Dung càng lâm vào cảnh khốn đốn vì vừa mất con, mất cháu vừa chịu sự dị nghị, hắt hủi của xóm làng. Bà Dung nghẹn lời: “Hôm đó tôi về nhà chẳng thấy hai mẹ con T.A. đâu, cứ nghĩ con và cháu lang thang đâu đó xung quanh nhà. Ai ngờ tìm ròng rã hàng tháng trời vẫn không thấy con cháu đâu. T.A. làm gì mà có một trăm nghìn đồng cơ chứ, đến đồng tiền mệnh giá bao nhiêu nó cũng không đọc ra nữa là. Chẳng biết ai lại cho tiền rồi nhẫn tâm dụ dỗ nó đi để rồi người ta lại đồn rằng chúng tôi đánh đập, hành hạ nó khiến nó phải bỏ nhà đi”.
    Được biết, vợ chồng bà Dung có năm người con trong đó chị A. là người con thứ ba. Từ lúc sinh ra A. thường xuyên đau ốm, đầu óc “lúc tỉnh lúc mê”, từ bé A. không nhận thức được những thứ dù là nhỏ nhất. Năm 18 tuổi, chị A. được một chàng trai hỏi cưới nhưng vì nghĩ con gái ngây dại sẽ bị lừa gạt, lợi dụng nên vợ chồng bà ngăn cản. Sau đó, chị A. theo gia đình lên rẫy làm lụng và thường xuyên ở lại căn chòi trên rẫy. Theo bà Dung, chị A. trong thời gian sống trên rẫy đã bị kẻ xấu nào đó dụ dỗ, hại đời con gái rồi xúi giục đổ tội cho cha. Vì khờ khạo, chị A. nghe sao nói vậy và khiến cha mình phải chịu oan uất.
    Mặc dù sự việc đã được làm rõ trắng đen, rằng cháu ngoại bà không phải là con của chồng nhưng oái oăm thay, việc họ lánh mặt với bên ngoài lại làm cho những người độc miệng có cớ để bàn tán, giễu cợt rằng ông Hải loạn luân với con gái. Cánh cổng nhà ông Hải giờ lúc nào cũng đóng kín, hai ông bà và đứa con sống lủi thủi. Cũng vì chuyện gia đình mà đứa con trai út của bà Dung đã mặc cảm nên nghỉ học từ hai năm trước, khi đang học lớp 8.
    Chỉ vì cách nhìn chủ quan, phiến diện mà nhiều người đã vô tình kết tội người cha. Vẫn biết trong sự việc này, vợ chồng ông Hải cũng đáng trách khi để con gái sinh nở và sống khổ cực thiếu thốn giữa rừng núi nhưng không vì thế mà lạnh lùng đổ hết tội lỗi cho họ. Sự việc mẹ con chị A. sau khi về nhà lại mất tích khiến dư luận một lần nữa đổ mọi nghi ngờ lên người cha. Ngoài nỗi đau thất lạc con cháu, họ còn phải sống trong bao cay đắng, tủi nhục.          
    Nhiều người cố tình phao tin đồn ác ý
    Trao đổi với PV, ông Nguyễn Thu, Trưởng thôn Tân Phú bộc bạch: “Việc ông Hải bị oan đã được chính quyền thông báo trong các buổi họp với dân, đồng thời chính quyền cũng đến tận nhà để động viên, an ủi gia đình. Chúng tôi cũng vận động bà con lối xóm góp tiền, quà để ủng hộ giúp đỡ cho mẹ con chị A.. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn đồn đại, loan tin thất thiệt. Về việc mẹ con chị A. bỗng nhiên mất tích, bà Dung trình báo và chính quyền thôn xã đã đến nhà để thăm hỏi, động viên và thông báo sự việc để các cá nhân, tổ chức cùng chung tay tìm kiếm nhưng đến nay vẫn chưa tìm thấy”.
     
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/noi-oan-khuat-vu-co-gai-nguoi-rung-lam-no-le-tinh-duc-cho-cha-a44425.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan