+Aa-
    Zalo

    Niềm tiếc nuối của “cha đẻ” chiếc trực thăng tự chế ở Việt Nam

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Từ việc chế tạo ra những chiếc xe ba bánh, năm bánh, anh Nguyễn Văn Thắng ở Hà Nội còn phát minh ra chiếc máy bay trực thăng độc quyền ở Việt Nam.

    (ĐSPL) - Từ việc chế tạo ra những chiếc xe  ba bánh, năm bánh, anh Nguyễn Văn Thắng ở Hà Nội còn phát minh ra chiếc máy bay trực thăng độc quyền ở Việt Nam.

    Sau ba lần thử nghiệm, chiếc máy bay trực thăng của anh Thắng có thể bay lên khỏi mặt đất trước sự kinh ngạc của người dân đến xem. Nhưng cũng chính vì sự tò mò hiếu kỳ của người dân mà anh Thắng bị nhà chức trách nhắc nhở, phải dừng toàn bộ việc nghiên cứu chế tạo. Từ đó đến nay, chiếc máy bay trực thăng gần như bị bỏ xó.

    Nỗi tiếc nuối của “cha đẻ” chiếc trực thăng tự chế ở Việt Nam
    Cận cảnh chiếc máy bay - (Ảnh do nhân vật cung cấp).

    Từ chế tạo xe ba bánh...

    Nhà anh Thắng nằm sâu trong một con ngõ thuộc tổ 7, phố Gia Quất, (Long Biên, Hà Nội), ngay phía đầu cổng dựng một chiếc xe ba bánh có kiểu dáng rất đặc biệt. Người đàn ông có nước da ngăm đen, tóc hoa râm tiến lại gần phía tôi bộc bạch: “Chiếc xe này do tôi tự chế chuyên dùng để kéo máy bay trực thăng. Từ khi bị cấm thử nghiệm trực thăng đến nay, tôi cũng ít khi sử dụng đến nó nữa, tạm thời cứ để ở đây như vậy”.

    Khoảng sân nhỏ bên trong với rất nhiều đồ đạc lỉnh kỉnh, được anh Thắng tận dụng toàn bộ diện tích làm nơi chế tạo những chiếc xe dùng cho người khuyết tật. Chỉ tay vào chiếc xe tay ga đang dựng trong sân, anh Thắng bảo, đây là chiếc xe làm theo đơn đặt hàng của một người khuyết tật, xe được gia cố bằng hai bánh trước, có hệ thống giảm xóc tự nhiên đang trong giai đoạn hoàn thiện”.

    Nỗi tiếc nuối của “cha đẻ” chiếc trực thăng tự chế ở Việt Nam
    Anh Nguyễn Văn Thắng và chiếc xe ba bánh tự chế.

    44 tuổi, anh Thắng có khoảng thời gian hơn 20 năm bắt tay vào việc nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm trên nhiều sản phẩm khác nhau. Ban đầu chỉ là sáng chế ra những chiếc xe ba bánh phục vụ cho người khuyết tật trong xóm. Những chiếc xe đơn giản nhưng vô cùng tiện ích, đáp ứng được nhu cầu của người khuyết tật, sản phẩm do anh tự tay thực hiện ngày càng được bán rộng rãi cho hội người khuyết tật ở Hà Nội. Nhiều khách hàng ưa chuộng từ các tỉnh thành khác cũng tìm đến đặt hàng theo ý muốn và sở thích riêng của từng người.

    Anh Thắng tâm sự, thời trẻ cũng lang thang làm đủ nghề để kiếm sống, từ làm phụ hồ, đến việc chở thuê loa đài phục vụ trong các đám cưới, rồi làm thợ mộc, thợ rèn, sửa chữa đồ điện tử, điện dân dụng, nghề nào anh cũng đã từng trải qua. Nhưng rồi không biết số phận đưa đẩy thế nào anh lại lựa chọn nghề sửa xe máy. Và cũng chính khoảng thời gian sống bằng nghề sửa xe máy, anh đã có nhiều thời gian tìm tòi, nghiên cứu và sáng chế ra những chiếc xe ba bánh.

    “Năm 1991, tôi bắt đầu có ý tưởng làm xe ba bánh, ban đầu nghĩ làm chỉ để chơi, tận dụng những vật liệu, sắt thép thừa, lắp ghép thành. Nhưng từ khi xe được bán cho một người khuyết tật trong xóm có thêm nhiều người hỏi mua, tôi làm từ đấy cho đến nay” - anh Thắng kể.

    Đến những phát minh "khủng"

    Không chỉ chế tạo ra những chiếc xe ba bánh với nhiều kiểu dáng khác nhau, anh Thắng còn thực hiện nghiên cứu chế tạo ra nhiều loại xe "khủng", đa chủng loại. Vượt trội trong đó có xe mô tô năm bánh. “Những kiểu xe này tôi đã có ý tưởng từ nhiều năm nay, chúng mang phong cách mui trần riêng biệt, quá trình lắp đặt từng bộ phận phải rất kỳ công, việc tìm kiếm vật liệu để chế tạo cũng mất rất nhiều thời gian. Hiện, chiếc xe này tôi vẫn đang tiến hành làm. Sau khi hoàn thiện nó sẽ là mẫu xe độc trên thế giới” - anh Thắng tiết lộ.

    Một lần tìm thông tin trên mạng, anh Thắng tình cờ đọc được bài báo về một người nông dân ở Miền Nam có thể chế tạo ra trực thăng và ý tưởng táo bạo này được anh bắt tay vào thực hiện.

    Nghĩ là làm, anh Thắng lên mạng tìm đọc tất cả các thông tin, thông số kỹ thuật về máy bay, kết hợp với những tài liệu nước ngoài viết về việc chế tạo máy bay trực thăng. Đọc và suy ngẫm lên ý tưởng, có nhiều đêm anh thức trắng để thiết kế bản vẽ rồi bắt tay vào làm. Mỗi ngày một chi tiết, cứ thế sau ba tháng một chiếc máy bay trực thăng với đầy đủ các bộ phận đã ra đời.

    Nhằm đảm bảo mức độ an toàn, anh Thắng mời thêm một số người bạn đưa máy bay ra một bãi đất trống cách xa khu dân cư để thử nghiệm. Tuy nhiên, lần đầu tiên chiếc máy bay không cất được cánh. Sau khi củng cố thêm một số bộ phận, anh Thắng tiếp tục mang máy bay đi thử nghiệm lần hai, lần này chiếc máy bay trực thăng chuyển động lên khỏi mặt đất khoảng 50 cm. “Tôi ngồi trực tiếp điều khiển máy bay trực thăng, tôi không dám bay cao quá khi chưa có chuyên gia kiểm nghiệm giám sát”, anh Thắng cho biết.

    Trong lần thử nghiệm thứ 3, máy bay trực thăng của anh Thắng bay lên khỏi mặt đất khoảng 70 cm trước sự kinh ngạc của người dân đến xem. Nhưng cũng chính vì sự tò mò hiếu kỳ của người dân mà anh Thắng bị nhà chức trách nhắc nhở, phải dừng toàn bộ việc nghiên cứu chế tạo.

    Nỗi tiếc nuối của “cha đẻ” chiếc trực thăng tự chế ở Việt Nam
    Anh Thắng đưa máy bay đi thử nghiệm.

    Theo anh thắng, chiếc máy bay trực thăng sử dụng động cơ ô tô Suzuky 38kw, 2.0L với vòng tua 4000 – 5000 vòng/phút. Vì quá lớn nên anh phải giảm xuống còn 700 vòng/phút. Trực thăng có cân nặng 185 kg, chiều cao 2m60, chiều rộng 1m55, chiều dài thân và đuôi là 6m80 và chiều dài cánh là 5m50. Đây là chiếc trực thăng tự chế lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay.

    Điều khiến anh Thắng cảm thấy lo ngại nhất hiện nay là sản phẩm do anh phát minh và chế tạo ra lại không được thử nghiệm mà phải bỏ một chỗ, dẫn đến hiện tượng máy bay bị rỉ sét. “Tôi cũng thảo bỏ hết xăng ra để tránh hiện trượng này nhưng nếu không được thử nghiệm thường xuyên thì bản thân rôi rất tiếc nuối”.

    “Việc bỏ ra 200 triệu đồng để chế tạo một chiếc máy bay trực thăng cũng không phải là quá  nhiều. Quan trọng tiền mình đầu tư nhằm đạt được thỏa mãn đam mê cho bản thân. Mình đã cực kỳ đam mê thì phải cố gắng làm cho bằng được”.

    Đỗ Việt

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/niem-tiec-nuoi-cua-cha-de-chiec-truc-thang-tu-che-o-viet-nam-a25597.html
    Sự sáng tạo của đối ngoại biên phòng

    Sự sáng tạo của đối ngoại biên phòng

    Mô hình “Kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới” giữa nước ta với các nước láng giềng do Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tổ chức đang được triển khai có hiệu quả.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Sự sáng tạo của đối ngoại biên phòng

    Sự sáng tạo của đối ngoại biên phòng

    Mô hình “Kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới” giữa nước ta với các nước láng giềng do Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tổ chức đang được triển khai có hiệu quả.