Bạn bị ho và đã uống nhiều loại thuốc, nhưng cơn ho vẫn dai dẳng. Một trong những nguyên nhân khiến bạn phải chịu đựng những cơn ho lâu ngày không khỏi chính là việc lựa chọn sai thực phẩm.
Bạn bị ho và đã uống nhiều loại thuốc, nhưng cơn ho vẫn kéo dài dai dẳng làm bạn khổ sở. Một trong những nguyên nhân có khi là việc lựa chọn những loại thức ăn không phù hợp. Dưới đây là những loại thực phẩm kiêng dùng khi bị ho.
Bác sĩ Nguyễn Minh Đức, khoa Tai Mũi Họng, cảnh báo những người bị ho khan, ho có đờm lâu ngày cần kiêng những món sau:
Đồ ăn lạnh, cay
Đồ ăn quá lạnh, cay và nóng dễ gây kích thích vòm họng, khiến triệu chứng ho nặng thêm. Đối với trẻ em ho kích ứng, tuyệt đối không uống đồ uống có ga vì có thể gây nên những cơn ho kéo dài. Trẻ nhỏ cũng không nên ăn cay, vì khi ăn gây kích ứng, lúc đó, ho sẽ rất dễ gây sặc và nguy hiểm cho trẻ.
Tôm, cua, cá (các loại hải sản)
Tôm, cua, cá không được khuyên dùng khi bị ho. Bởi hệ hô hấp dễ bị kích thích do vỏ của những loại hải sản. Đặc biệt, nhiều người còn bị dị ứng với protein trong tôm, cua, gây ra ho kích ứng.
Những đồ ăn quá mặn hay quá ngọt
Ho là do phổi bị nóng gây ra. Ăn quá nhiều các thực phẩm béo, ngọt, mặn sẽ khiến cơ thể bị “bốc hỏa”, làm cho triệu chứng ho nặng hơn. Nếu bị ho thì không nên ăn cá muối, thịt xông khói hay các thực phẩm có hàm lượng muối cao khác. Thực phẩm ngọt, vị đậm sẽ khiến cơ thể bị “bốc hỏa”, làm triệu chứng ho nặng hơn
Thực phẩm chiên, xào
Các loại thực phẩm chiên, xào cũng không được khuyến khích cho những người đang bị ho. Thức ăn chiên xào có thể tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, làm cho việc làm cho việc tiêu hóa kém đi, từ đó dịch đờm tăng thêm nhiều hơn và bệnh càng lâu khỏi.
Dừa, mía
Dừa, các sản phẩm từ dừa và nước dừa rất mát cho cơ thể nhưng nếu bạn bị ho, suyễn thì không nên ăn tất cả những gì liên quan đến dừa. Bởi dừa có tính lạnh, ăn nhiều sẽ gây trở ngại cho nội tạng. Tương tự như vậy bạn cũng không nên ăn hay uống nước mía khi bị ho.
Quả quýt
Nhiều bậc phụ huynh vẫn thường cho rằng quýt, quất có tác dụng trị ho nên thường ăn nhiều với mong muốn giảm triệu chứng. Tuy nhiên, trên thực tế thì chỉ có lớp vỏ bên ngoài của những loại quả này mới có tác dụng trị ho, còn ruột của chúng có chứa chất cellulite. Chất này khiến cho cơ thể sinh nhiệt và sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn. Do đó khi bị ho, nên hạn chế ăn quýt.
Rau đay, mồng tơi
Đây là 2 loại rau có nhiều chất nhầy, ăn vào có thể sinh đờm, kích thích cổ họng gây ho. Vì vậy, tuy giải nhiệt rất tốt nhưng trong thời gian đang bị ho không nên nấu những món ăn có 2 loại rau này để tránh tình trạng bệnh thêm nặng.
Hằng Thanh(T/h)