+Aa-
    Zalo

    Những thủ tục cần thiết khi làm lễ thôi nôi cho bé

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Lễ thôi nôi là phong tục, tập quán của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và của nhiều dân tộc trên thế giới, chủ yếu là các nước trong khu vực châu Á.

    Lễ thôi nôi là phong tục, tập quán của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và của nhiều dân tộc trên thế giới, chủ yếu là các nước trong khu vực châu Á.
    Đây không chỉ là ngày vui riêng của thân tộc, của cộng đồng đối với sự trưởng thành cũng như phát triển của người thân, mà còn là dịp để gia đình báo cáo với tổ tiên, dòng họ về những đóng góp, sự trưởng thành của chủ thể đối với xã hội; đồng thời là sự tri ân của người đương thời đối với tiền nhân có công khai hoang, mở đất, giữ yên cõi bờ.
    Mục đích và ý nghĩa cơ bản của lễ thôi nôi trước hết là nhằm tạ ơn tổ tiên, tạ ơn ông bà, cha mẹ, xóm giềng, những người đồng sự đã dày công vun đắp, chở che, giúp sức cho cá nhân được vẹn toàn, thành đạt trong cuộc sống. Tính hiện hữu của một con người không chỉ thông qua cách dat ten cho con của ba mẹ mà còn được thể hiện thông qua lễ thôi nôi. Lễ thôi nôi là nghi lễ mà qua đó không chỉ  nhằm khẳng định tính hiện hữu của một con người, một thành viên mới trong xã hội, mà còn gián tiếp khẳng định vai trò của gia đình và xã hội đối với thành viên mới, thế hệ mới.
    Sau khi đứa trẻ ra đời đúng 12 tháng, gia đình sẽ tổ chức lễ thôi nôi. Đây là nghi lễ nhằm khẳng định với gia đình và xã hội về tính hiện hữu và khả năng vươn lên của đứa bé trong sự cưu mang, giúp đỡ của mọi người (không còn nằm nôi). Trong lễ thôi nôi, sau nghi thức cúng kính là hình thức tiên đoán cháu bé bằng cách bày những vật dụng phù hợp với tính cách của nam, hoặc nữ, để cháu tự chọn lựa. Theo quan niệm dân gian kết hợp với việc xem tuoi sinh con của cha mẹ, vật nào được cháu lựa chọn trước (cầm trước) tin tưởng đó là sự chọn lựa nghề nghiệp và tính cách tương lai của cháu bé (song, thường lớn lên không ai còn nhớ lúc nhỏ cháu lựa chọn những gì). Theo phong tục xưa, sau nghi lễ thôi nôi, thường năm không tổ chức kỷ niệm ngày sinh.
    Xem chi tiết: Văn khấn cúng mụ làm lễ đầy tháng, lễ thôi nôi cho bé tại nhà
    Có một chuyen la đó là bên cạnh việc nhiều gia đình Việt Nam duy trì nét đẹp truyền thống văn hóa cả nội dung và hình thức của tục thôi nôi góp phần tích cực vào việc phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển; đâu đó, vẫn có không ít gia đình do không hiểu hết ý nghĩa cao quý của phong tục này nên việc tổ chức lễ mang tính chiếu lệ; một bộ phận khác muốn phô trương hoặc vụ lợi nên tổ chức lễ thôi nôi vừa lãng phí, vừa đánh mất ý nghĩa tốt đẹp của việc tổ chức lễ thôi nôi vừa gây áp lực, khó xử cho khách tham dự, vô tình hoặc cố ý hình thành nên một nhân cách sống vụ lợi, ích kỷ, nhỏ nhen, hủy hoại truyền thống văn hóa tốt đẹp trong tâm thức “vì mọi người” của một thế hệ. Thật đáng chê trách!.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-thu-tuc-can-thiet-khi-lam-le-thoi-noi-cho-be-a94360.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.