Chuối là loại trái cây chưa nhiều chất dinh dưỡng và thơm ngon. Tuy nhiên, chuối lại không phù hợp với một số nhóm người. Vậy những ai không nên ăn chuối chín?
Thành phần dinh dưỡng của chuối
Một quả chuối trung bình (118g) cung cấp 105 calo, 27g carbohydrate, 14,4g đường và 1,3g protein. Chuối là một nguồn cung cấp kali tuyệt vời, và một khẩu phần ăn chứa 422mg kali. Cùng với kali, chuối chứa vitamin C, folate, magiê và choline.
Trong 27g carbohydrate trên mỗi quả chuối, trong đó bao gồm 3g chất xơ và hơn 14g đường tự nhiên. Khi chuối chín, một số tinh bột kháng (chất xơ) chuyển thành đường, nghĩa là chuối vàng có đốm nâu có nhiều đường hơn và ít chất xơ hơn chuối xanh có cùng kích thước. Chỉ số đường huyết của chuối nằm trong khoảng 48-54.
Trong 100g chuối có 8mg canxi, 28mg kali, 0,6mg sắt và các vitamin cloten,B1, B2, PP, C.
Những người không nên ăn chuối chín
Người bệnh đái tháo đường nên ăn hạn chế chuối chín
Một quả chuối trung bình có khoảng 26g carbohydrate, trong khi người bệnh đái tháo đường được khuyến cáo chỉ nên tiêu thụ 15g carbs trong mỗi bữa ăn. Vì vậy, chỉ nên ăn tối đa nửa quả chuối, đặc biệt người bệnh đái tháo đường không nên ăn chuối chín vì sẽ làm tăng lượng đường trong máu.
Đặc biệt, những người ăn kiêng nghiêm ngặt ít carb không nên ăn chuối vì có thể làm tăng lượng carb
Người bị đau dạ dày
Những người có tiền sử bị đau dạ dày cần hạn chế ăn chuối tiêu chín. Với các loại chuối khác thì không nên ăn khi đói, vì hàm lượng pectin cao trong chuối sẽ khiến nồng độ acid trong niêm mạc dạ dày bị tăng cao. Nếu duy trì ăn chuối khi đói trong thời gian dài sẽ gây ra thành dạ dày bị bào mòn, đau dạ dày, viêm loét dạ dày.
Báo Sức khỏe và Đời sống dẫn lời TS. BS Trần Thị Bích Nga, nguyên Giảng viên khoa Dinh dưỡng (Trường Đại học Y Hà Nội), các nguyên nhân tiềm ẩn gây khó chịu cho dạ dày sau khi ăn chuối có thể do lượng tinh bột, do hội chứng ruột kích thích, dị ứng chuối hoặc không dung nạp fructose.
Người thừa cân, béo phì
Chuối chín là trái cây chứa nhiều đường. Nếu không ăn trái cây khác trong ngày, chỉ nên ăn tối đa 2 quả chuối. Khi đã ăn trái cây khác, ví dụ dưa hấu (dưa hấu chứa hàm lượng đường có thể lên tới khoảng 15% và rất giàu kali), không nên ăn chuối nữa. Chính vì vậy, những người thừa cân, béo phì không nên ăn quá nhiều chuối chín.
Người đang đói bụng
Nếu bạn nghĩ rằng ăn một quả chuối sẽ cung cấp năng lượng cho cả ngày thì bạn đã đúng. Nhưng bạn không nên ăn khi bụng đói vì chuối có tính axit. Các chuyên gia cho rằng dùng thực phẩm có tính axit khi bụng đói có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra, chuối có nhiều kali và magiê nên ăn khi đói và ăn nhiều có thể dẫn đến dư thừa hai chất dinh dưỡng này trong máu, gây hại cho tim.
Người đang trong kỳ kinh nguyệt
Đối với các bạn đang trong kỳ kinh nguyệt nên hạn chế ăn chuối, lê, dưa hấu và các loại trái cây có tính lạnh, để tránh tình trạng máu lưu thông kém, ảnh hưởng đến quá trình thải máu kinh nguyệt.
Người bị suy thận
Khi bị suy thận, việc lựa chọn những thực phẩm nạp vào cơ thể là vấn đề mà người bệnh cần kiểm soát chặt chẽ nhằm giảm áp lực lên thận và phòng tránh những nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Chuối rất tốt cho sức khỏe nhưng lại hoàn toàn không phù hợp đối với bệnh nhân suy thận bởi hàm lượng kali rất cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận của bệnh nhân. Nếu sử dụng quá nhiều chuối, bệnh nhân có nguy cơ tăng kali trong máu.
Người đang giảm cân
Hàm lượng chất xơ trong chuối có thể giúp no lâu và giảm cân, nhưng nếu quá lạm dụng loại trái cây này, sẽ dẫn tới phản tác dụng.
Cụ thể, chuối chứa một lượng lớn carbohydrate và calo, khi ăn quá nhiều, sẽ có tác dụng ngược lại. Bởi lượng đường cao trong chuối sẽ dẫn tới tăng cân và nếu bạn định ăn một nhiều loại trái cây này, số cân nặng của bạn chắc chắn sẽ tăng thêm.
Trên đây là những người không nên ăn chuối. Nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy tránh xa chuối nhé.
Thu Hương(T/h)