+Aa-
    Zalo

    Những nhóm đối tượng cấp thiết nào được di chuyển giữa TP.HCM và các địa phương?

    (ĐS&PL) - UBND TP.HCM vừa có công văn gửi tới UBND các tỉnh, TP về việc phối hợp, hỗ trợ người dân lưu thông từ TP.HCM đến các tỉnh và ngược lại trong trường hợp cấp thiết.

    Theo Pháp Luật TP.HCM, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình vừa ban hành văn bản về việc phối hợp, hỗ trợ người dân di chuyển trong trường hợp cấp thiết.

    UBND TP.HCM đề nghị UBND các tỉnh, thành phố hỗ trợ và phối hợp thực hiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có nhu cầu cần thiết được di chuyển từ các tỉnh, thành phố tới TP.HCM và ngược lại.

    nhung truong hop cap thiet nao duoc tao dieu kien di den tphcm
    UBND TP.HCM vừa gửi công văn đến UBND các tỉnh, TP về việc phối hợp, hỗ trợ người dân lưu thông từ TP.HCM đến các tỉnh và ngược lại trong trường hợp cấp thiết. Ảnh minh họa: ĐT/ Pháp Luật TP.HCM

    Liên quan đến việc này, Tri Thức Trực Tuyến thông tin thêm UBND TP.HCM giao sở GTVT là cơ quan đầu mối, chủ trì hướng dẫn và xem xét giải quyết các trường hợp cần lưu thông trong trường hợp cần thiết.

    Người từ các tỉnh, thành phố khác trở về TP.HCM

    Những người này cần có giấy tờ chứng minh thường xuyên cư trú, làm việc tại TP.HCM như hộ khẩu, giấy tạm trú, CCCD hoặc chứng minh thư, giấy khai sinh (đối với trẻ em), ngoài ra cần có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 còn hiệu lực (trong vòng 72 giờ).

    Người từ TP.HCM đến các tỉnh, thành phố khác

    Đối tượng là người đưa đón người bệnh hiểm nghèo, con nhỏ, phụ nữ mang thai, thực hiện cuộc hẹn phỏng vấn trước khi đi nước ngoài và một số trường hợp cấp bách khác.

    Nhóm đối tượng này cần đảm bảo đã tiêm ít nhất một mũi vaccine sau 14 ngày; hoặc là F0 đã khỏi bệnh trong vòng 6 tháng; có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực; có thư mời, giấy hẹn của cơ quan, đơn vị...

    Người từ các tỉnh, thành phố khác đến TP.HCM

    Những người từ các tỉnh, thành phố khác đến TP.HCM trong trường hợp cấp thiết để đón người bệnh hiểm nghèo; con nhỏ, phụ nữ mang thai; thực hiện cuộc hẹn phỏng vấn trước khi đi nước ngoài... phải được chính quyền địa phương cư trú cho phép, xác nhận và có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực theo quy định.

    Người từ các tỉnh vào TP.HCM khám chữa bệnh

    Những người từ các tỉnh đến TP.HCM với mục đích khám chữa bệnh (ngoại trừ trường hợp cấp cứu) phải có giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực (trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu).

    Ngoài ra, người dân cần có giấy chuyển viện từ bệnh viện của các tỉnh, thành phố đến bệnh viện tại TP.HCM, giấy hẹn tái khám hoặc thông tin xác nhận đăng ký của các bệnh viện tại TP.HCM.

    Với tất các trường hợp trên, người dân có thể di chuyển bằng các loại hình vận tải liên tỉnh (đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không) hoặc xe ô tô cá nhân và được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền như văn bản của UBND tỉnh, thành phố nơi đi hoặc văn bản của sở GTVT TP.HCM.

    Đinh Kim(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-nhom-doi-tuong-cap-thiet-nao-duoc-di-chuyen-giua-tp-hcm-va-cac-dia-phuong-a515046.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan