+Aa-
    Zalo

    Những nguy hiểm từ việc ép con ăn của các bà mẹ Việt

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Để đối phó với việc trẻ biếng ăn, nhiều bố mẹ còn bày hết trò, thậm chí hò hét, la mắng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ.

    (ĐSPL) – Trẻ biếng ăn là vấn đề khiến nhiều bố mẹ đau đầu. Để dỗ trẻ ăn, nhiều mẹ còn bày hết trò, thậm chí hò hét, la mắng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ.

    Mỗi trẻ em là một cá thể khác nhau và có nhu cầu ăn uống khác nhau. Rất nhiều gia đình, vì muốn dỗ cho trẻ ăn nên đã làm mọi cách để ép conăn. Tuy nhiên, ép con ăn khi bé không muốn ăn lại vô tình gây ra rất nhiều nguy hiểm.

    Dưới đây là những tác hại của việc ép con ăn mà các bậc cha mẹ cần biết:

    Trẻ càng biếng ăn hơn

    Theo thông tin trên báo VnExpress, một nghiên cứu trên hơn 300 gia đình có trẻ từ 2 tuổi đến 4 tuổi và một khảo sát trên trẻ 7-9 tuổi ở Canada cho thấy: những gia đình có cha mẹ càng ép trẻ ăn cho "tròn bữa" thì trẻ lớn lên càng có nguy cơ bị rối loạn ăn uống như chán ăn, biếng ăn.

    Việc ép con ăn càng khiến con biếng ăn hơn. Ảnh minh họa.

    Nguyên do là ép trẻ ăn món trẻ không muốn khiến các bé mất khả năng tự quản lý thói quen ăn uống của mình, từ đó trẻ hoặc ăn quá ít, hoặc ăn quá nhiều khi lớn lên.

    Hội thảo công bố kết quả khảo sát tình trạng dinh dưỡng của trẻ Đông Nam Á cho thấy: 50\% trẻ em Việt Nam thiếu các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của cơ thể. Đây là hồi chuông cảnh báo cho tình trạng ép ăn quá mức của nhiều bậc phụ huynh hiện nay.

    Ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ sau này

    Nếu bị ép ăn, trẻ sẽ dùng thức ăn để mặc cả với cha mẹ như tuyệt thực hay nôn ói để chọc giận người lớn, khiến mẹ phải cho quà thì mới chịu ăn. Dần dần, khi lớn lên, trẻ lại tiếp tục xem việc học, việc tự lập của mình là điều kiện mặc cả với cha mẹ.

    Mỗi khi ép con ăn, cha mẹ thường cảm thấy căng thẳng, bực dọc. Tuy nhiên, cha mẹ không biết rằng, lúc này, con cũng bị mệt mỏi, bức bối không kém. Thậm chí, khi trẻ lớn lên dễ trở thành người hay căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm hoặc có khuynh hướng hung hăng, gây hấn.

    Khiến trẻ không thể phân biệt đói - no

    Cũng theo thông tin trên báo Sức khỏe và Đời sống, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, cơ thể trẻ có thể tự cảm nhận được mức độ no và đói. Tùy theo thể trạng và khả năng hấp thụ mà mỗi trẻ sẽ có mức ăn khác nhau. Các bà mẹ thường so sánh con với những đứa trẻ khác và ép con ăn.

    Việc con ăn khiến trẻ không phân biệt được đói - no. Ảnh minh họa.

    Tuy nhiên, nếu trẻ đã cảm thấy no và không muốn ăn nữa thì mẹ nên dừng lại. Việc ép con ăn cố sẽ khiến cơ thể con mất khả năng phân biệt đói và no, càng biếng ăn, thậm chí sợ ăn.

    Thừa cân

    Các nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ trẻ em bị ép ăn quá nhiều sẽ có nguy cơ mắc bệnh béo phì là 31,4\%, tỷ lệ mắc bệnh gan nhiễm mỡ tăng 7,8\% so với các trẻ em khác. Nguyên nhân là khi trẻ bị ép ăn nhiều, dẫn đến lượng lipid trong máu cao gây ra bệnh gan nhiễm mỡ.

    Không những thế, nếu tình trạng này kéo dài thì những trẻ em này sẽ có nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch vành, sỏi thận, bệnh gout và nhiều bệnh khác khi trưởng thành.

    Tạo thói quen xấu trong ăn uống

    Một điều nữa mà các bậc cha mẹ nên biết là khi trẻ bị ép ăn sẽ trở nên gầy hơn và bị suy dinh dưỡng hơn những trẻ không bị ép ăn. Điều này dẫn đến một kết quả xấu đó là: bố mẹ tìm cách ép trẻ ăn vì chúng gầy, nhưng trẻ tiếp tục gầy vì chúng bị ép ăn.

    Việc ép con ăn cũng tạo ra những thói quen xấu cho con. Ảnh minh họa.

    Hơn nữa, trong lúc ép con ăn thường bố mẹ sẽ có chính sách trao thưởng nếu con ăn hết. Việc này ảnh hưởng xấu đến thói quen ăn uống của trẻ, trẻ ăn vì “phần thưởng” chứ không phải ăn vì chúng muốn ăn, hay cảm nhận được thức ăn ngon.

    Lời khuyên của các chuyên gia

    Các chuyên gia dinh dưỡng đều cho biết, tùy theo thể trạng và khả năng hấp thụ mà mỗi trẻ sẽ có mức ăn khác nhau. Vì thế, để không phải ép trẻ ăn, các bậc cha mẹ nên nhớ những điều dưới đây:

    - Ngay từ khi bé mới được sinh ra, người lớn cần nắm rõ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

    - Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, hãy tập cho con thói quen ngồi ăn tập trung ngay từ ngày đầu tiên, tránh đưa con đi rong. Không nên vừa ăn vừa xem tivi, nghịch đồ chơi, hay đi rong ngoài đường sẽ khiến con mất tập trung, mải chơi nên lười ăn.

    - Khi nấu ăn cho trẻ, mẹ cần chế biến những món riêng phù hợp với độ tuổi của trẻ. Cách chế biến cần hấp dẫn và thay đổi liên tục để kích thích vị giác và sự ngon miệng của trẻ.

    - Hạn chế cho bé ăn vặt, không ăn quá khuya, không ăn quá nhiều đồ ăn chiên rán hay đồ ngọt. Ngay từ khi còn nhỏ, người lớn cần dạy bé cách cung cấp năng lượng cho bản thân khi đói và uống nước ngay cả khi không khát.

    - Người lớn cần tạo cho bé thời gian để tăng các hoạt động thể chất. Cho bé vui chơi hay tham gia tập thể dục sẽ là cách để bé khỏe hơn, hạn chế thời gian xem tivi hay ngồi ì một chỗ.

    - Trong mọi trường hợp không nên được bắt buộc trẻ em ăn vì điều này xem ra còn nguy hiểm hơn là sự suy dinh dưỡng. Hãy để chúng ăn khi chúng có nhu cầu và hào hứng với việc ăn uống.

    - Cho bé đi khám định kỳ, người lớn cần thường xuyên ghi lại các chỉ số về chiều cao, cân nặng của bé để dễ dàng phát hiện những biểu hiện lạ như cân nặng của bé tăng đột biến hay những mầm mống bệnh tật mới hình thành.

    - Khi thấy con có dấu hiệu suy dinh dưỡng hoặc quá biếng ăn, cần đưa trẻ đi khám để tìm hiểu nguyên nhân và có hướng điều trị đúng nhất theo chỉ định của các bác sĩ.

    MẠC NHIÊN(Tổng hợp)

    Xem thêm video Kỳ lạ bà bầu nghiện ăn xà phòng

    [mecloud] A0Hfhxd3FO[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-nguy-hiem-tu-viec-ep-con-an-cua-cac-ba-me-viet-a98703.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.