+Aa-
    Zalo

    Những người tuyệt đối không nên ăn đậu phụ kẻo rước bệnh vào thân

    (ĐS&PL) - Đậu phụ là món ăn dân dã, được nhiều người ưa thích vì có tính ngọt bùi, giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên những người này tuyệt đối không nên ăn kẻo rước bệnh vào thân.

    Đậu phụ (đậu hũ) là món ăn có giá trị dinh dưỡng cao thường thấy trong các bữa ăn của người Việt.

    Đậu phụ là sản phẩm được sản xuất từ đậu nành, rất giàu dinh dưỡng và đa chức năng, có nhiều lợi ích cho sức khỏe như giàu protein, canxi, kali, vitamin E, stigmasterol và flavonoid. Tuy nhiên với những người này ăn đậu phụ sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

    Những ai không nên ăn đậu phụ

    Sỏi thận

    Hàm lượng oxalat trong đậu phụ tương đối cao. Nó có thể gây ra sỏi thận. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Agriculture and Food Chemistry (Mỹ), oxalat đi vào cơ thể sẽ được bài tiết vào nước tiểu nhưng không thể chuyển hóa.

    Trong nước tiểu, oxalat có thể kết hợp với canxi và sinh ra một loại muối không hòa tan của canxi oxalat sau đó kết thành sỏi thận.

    nhung nguoi tuyet doi khong nen an dau phu keo ruoc benh vao than 4
    Những người tuyệt đối không nên ăn đậu phụ kẻo rước bệnh vào thân.

    Người bị bệnh tiêu hóa

    Đậu phụ có hàm lượng protein thực vật lớn, ăn nhiều sẽ gây cản trở quá trình hấp thu sắt của cơ thể và khiến cho sự phân giải protein trở nên quá tải. Người bị bệnh tiêu hóa ăn đậu sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng, dẫn đến chứng khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác.

    Người bị bệnh tim mạch

    Trong đậu phụ có hàm lượng lớn methionine, chất này dưới tác động của enzym có thể được chuyển đổi sang cysteine - một chất có khả năng làm tổn thương tế bào nội mô trong thành động mạch, khiến cho các tiểu cầu vón cục, lắng đọng cholesterol và chất béo trung tính trong thành động mạch gây ra xơ vữa các động mạch vành khiến cho tình trạng của người bệnh nghiêm trọng hơn.

    Người bị suy tuyến giáp

    Đậu phụ có chứa rất nhiều isoflavone, người bị suy tuyến giáp hấp thụ nhiều hợp chất này sẽ ngăn chặn các emzyme peroxidase, loại emzyme hỗ trợ i-ốt trong quá trình tổng hợp sản xuất ra hormone tuyến giáp, gây ra tình trạng suy tuyến giáp nặng hơn.

    Người đang uống thuốc tetracycline

    Đậu phụ có chứa các chất có thể làm thay đổi thành của thuốc tetracycline, dẫn đến làm giảm tác dụng của thuốc. Do đó, khi đang sử dụng thuốc này tốt nhất bạn không nên ăn đậu phụ.

    Bệnh nhân gout

    Ở bệnh nhân gout, sự trao đổi purine diễn ra không bình thường. Ăn nhiều đậu phụ sẽ càng làm việc trao đổi purine trong cơ thể trở nên rối loạn và làm tình trạng bệnh càng thêm nghiêm trọng.

    nhung nguoi tuyet doi khong nen an dau phu keo ruoc benh vao than 3
    Những người tuyệt đối không nên ăn đậu phụ kẻo rước bệnh vào thân.

    Người bị viêm dạ dày

    Đậu phụ có chứa hàm lượng protein cao nếu như tiêu thụ nhiều sẽ kích thích tiết axit dạ dày gây ra tình trạng đầy hơi ở ruột ngoài ra còn ảnh hưởng cả đến quá trình hấp thu sắt, thậm chí gây ra những cơn đau bụng dữ dội.

    Bệnh nhân thiếu i-ốt

    Người bị thiếu i-ốt không nên tiêu thụ nhiều các sản phẩm làm tự đậu nành như đậu phụ vì nó có thể làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

    Người thiếu máu, người mắc bệnh tiêu hóa

    Quá trình hấp thụ sắt bị rối loạn trầm trọng bởi hàm lượng protein trong đậu phụ, vì thế, người thiếu máu không nên thêm đậu phụ trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày.

    Ngoài ra, nếu bạn không muốn triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng thêm trầm trọng cũng không nên ăn đậu phụ.

    Ăn đậu phụ thế nào mới tốt cho sức khỏe?

    Đậu phụ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều. Mỗi tuần bạn có thể ăn khoảng 2 lần đậu phụ, mỗi lần dùng khoảng 100g/người.

    Có rất nhiều món ăn ngon được chế biến từ đậu phụ thích hợp cho cả người ăn chay lẫn ăn mặn. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên kết hợp đậu phụ cùng thịt dê, cải bó xôi, mật ong, quả hồng xiêm, hành lá... vì đại kỵ, có thể gây ra những phản ứng nguy hiểm cho sức khỏe.

    Ngoài ra, khi mua đậu phụ từ chợ về do quá trình bảo quản không được tốt nên bạn cần luộc, rán hoặc sốt lên sẽ tốt hơn. Đồng thời cũng đảm bảo không sợ hao hụt dinh dưỡng.

    Như Quỳnh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-nguoi-tuyet-doi-khong-nen-an-dau-phu-keo-ruoc-benh-vao-than-a603431.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan