+Aa-
    Zalo

    Những nghề dị thường thu tiền bạc tỷ mỗi năm

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Những nghề như nuôi rắn, nhím, buôn bán lá tre hay nông dân bán cáp treo tự chế... đã đem lại cho chủ nhân hàng trăm triệu, bạc tỷ mỗi năm.

    (ĐSPL) - Những nghề như nuôi rắn, gà giống, buôn bán lá tre hay nông dân bán cáp treo tự chế... đã đem lại cho chủ nhân hàng trăm triệu, bạc tỷ mỗi năm.

    Giàu nhờ nuôi rắn hổ trâu

    Gia đình chị Hoàng Thị Dung và anh Phan Đình Công ở thôn 5, xã Bình Hòa (huyện Krông Ana) có 7 người, trong đó 4 con nhỏ đều trong độ tuổi ăn học. Trước đây tất cả mọi chi tiêu trong nhà đều phụ thuộc vào số tiền ít ỏi thu từ mấy sào cà phê của hai vợ chồng nên cuộc sống gia đình gặp rất nhiều khó khăn, thuộc diện nghèo trong thôn xóm. Với suy nghĩ không thể cứ mãi luẩn quẩn trong cái vòng nghèo đói, chị Dung đã tìm hiểu nhiều mô hình sản xuất, học hỏi nhiều hình thức kinh doanh trong và ngoài tỉnh để vươn lên thoát nghèo.

    Nhờ nuôi rắn hổ trâu chị Dung đã mang về một khoản thu nhập lớn. (Ảnh Infonet)

    Chị Dung cho biết trên Infonet: “Loài rắn hổ trâu thường ăn cóc, nhái. Cứ 2 ngày mới cho rắn ăn và vệ sinh chuồng trại một lần. Chúng sinh trưởng rất nhanh, ít bệnh tật, trung bình một năm đạt từ 1,7kg-3kg/con. Rắn sinh sản 2 lần trong năm, mỗi lần đẻ từ 13-17 trứng. Sau 3 năm chăn nuôi, gia đình tôi đã có hàng trăm cặp rắn bố mẹ, rắn nuôi lấy thịt và rắn con”.

    Ban đầu, khi số lượng rắn còn ít, chị Dung phải chủ động mang đi bán cho từng quán ăn trong huyện. Đến nay, sau khi đã có “thương hiệu” trong vùng, nhiều nhà hàng đã tìm đến thu mua với giá khá cao, từ 600.000đ – 1.000.000 đ/kg. Nhờ chăm chỉ làm ăn, từ một hộ nghèo của xã, giờ đây thu nhập của gia đình chị đã lên đến hơn 200 triệu đồng/năm.

    Kiếm tiền tỷ nhờ nuôi thú độc

    Sau một thời gian tìm tòi trên mạng internet và qua những lời mai mối, Trần Linh Huế - một trong những người trẻ đầu tiên chơi gà Serama tại Hà Nội đã bắt đầu nuôi những chú gà Serama để kiếm tiền. Đây là giống gà tre nhỏ và nhẹ nhất trên thế giới, chỉ khoảng 300 - 500g.

    Trần Linh Huế thu nhập cả chục triệu nhờ vào những con gà giống. (Ảnh Gia Đình và Xã Hội)

    Trước đây giống gà Serama có giá ít nhất từ 15 triệu đồng nhập từ Malaysia, nay gà đã rẻ đi nhiều do được dân chơi lai tạo trong nước. Giá mỗi cặp chỉ từ 3 triệu đồng, tuy nhiên để mua được gà đẹp, dân mê gà phải bỏ ra ít nhất 5 - 20 triệu đồng/con. Với tiếng tăm trong giới chơi gà, Huế có thể kiếm được thu nhập cả chục triệu nhờ vào những con gà giống.

    Nông dân bán cáp treo tự chế hàng trăm triệu

    Từ đầu năm 2014 đến nay, nhà nông Nguyễn Hữu (44, Mimosa, phường 10, Đà Lạt) đã “bán cáp treo” cho nhiều nơi trong nước - từ các huyện, thành trong tỉnh Lâm Đồng ra đến các tỉnh miền núi phía Bắc.

    Từ đầu năm đến nay, ông Hữu đã bán công nghệ “cáp treo” khi “lấy hữu nghị” 75 triệu đồng tiền công tư vấn thiết kế và hướng dẫn lắp đặt, đưa vào sử dụng 2 hệ thống cáp treo tại tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Hà Giang, tổng chiều dài gần 1,5km vượt qua sông, suối với độ cao hàng chục mét để vận chuyển các loại vật liệu xây dựng như đá chẻ, gỗ lóng…

    Tương tự, tại vùng biển Phan Thiết, Bình Thuận, ông Hữu “bán” 4 bản vẽ và 4 giàn máy điều khiển “cáp treo” với tổng trị giá hơn 70 triệu đồng. Hiện nay, giàn “cáp treo” này đã phát huy hiệu quả hoạt động với trọng tải mỗi “cabin” hơn 100kg cát, đá, xi măng… chuyển từ bờ biển vượt lên núi cao (từ 30-70m) để thi công các công trình xây dựng.

    Trên địa bàn tỉnh, với tổng kinh phí khoảng 16 triệu đồng, ông Hữu đã trực tiếp tổ chức lắp đặt và khánh thành công trình “cáp treo” dài 110m vượt sông Bồng Lai, thuộc xã Hiệp Thạnh, Đức Trọng vào đầu tháng 8/2014, hàng ngày “kéo” một lượng lớn cỏ voi từ đồng xa về nhà của từng hộ gia đình cho bò sữa ăn…

    Buôn lá tre thành tỷ phú

    Người phụ nữ từng bị dân làng coi là bà điên khi dồn hết vốn liếng vay mượn để mua lá tre về chất đống trong nhà, phơi khô ở sân. Nhiều lần giông tố, gió to, lá tre khô bay mất một nửa, kịp chạy được ít thì lá rách tả tơi. Mưa gió triền miền, bà Triệu cứ nhìn đống lá tre chất ngồn ngộn trong nhà mốc dần và rươm rướm 2 dòng lệ.

    Nhờ buôn bán lá tre, bà Triệu đã thu được tiền tỷ mỗi năm.

    Song bà vẫn kiên trì đi khắp các nơi để thu mua lá tre, từ trong làng ngoài xã, rồi sang cả mạn Lương Sơn, Kim Bôi (Hòa Bình), lên tận vùng Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang để thu mua. Đống lá tre chất trong nhà mỗi ngày một cao lên, thậm chí không có lối đi lại.

    Những năm 2000, ai cũng nhắc đến bà Triệu điên lá tre. Tuy nhiên, bà Triệu bỏ ngoài tai dư luận, việc mình làm mình cứ làm. Bà đến tận cơ sở thu mua lá tre của người Đài Loan ở Phú Thọ, sau đó học hỏi công nghệ sấy khô, ép lá bằng máy, bí quyết làm lá đủ độ dai mà không bị mốc. Sau đó, ngày đêm bà Triệu vay chạy tiền để đầu tư mua thiết bị máy móc. Thậm chí bà còn mời 1 kỹ sư về nhà, nuôi cơm hàng ngày và nhờ người này dạy cách chế lá tre.

    Chị Triệu tiết lộ, trừ chi phí nhân công và tiền thu mua nguyên liệu, mỗi năm chị thu lãi từ 2 – 3 tỷ đồng.

    Nuôi ngao thu lời tiền tỷ mỗi năm

    Nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm nuôi ngao từ tỉnh bạn và tìm hiểu kỹ thuật nuôi trên mạng, hiện mỗi năm anh Trần Bảo Kiếm (SN 1962, ở phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) thả 10 tấn giống, sau khi trừ các khoản chi phí cho lãi ròng khoảng 1 tỷ đồng.

    Anh Kiếm cho biết, anh nuôi ngao theo kiểu gối đầu, bãi nuôi anh chia làm 3 khu, ban đầu anh thả giống đều 3 khu, sau khi thu hoạch khu thứ 1, anh thả giống và tiếp tục thu hoạch khu thứ 2, 3.

    Thành công thì mọi người dễ nhìn thấy, còn thất bại, khó khăn dường như chỉ mình anh trải nghiệm và thấm thía. Anh kể, năm 2004 - 2005, vùng vịnh Thọ Quang, bị san lấp để làm cầu Thuận Phước, anh ra tận Lăng Cô (Huế) đầu tư hàng trăm triệu đồng mua giống, thuê 5ha đất đầu tư nuôi ngao, thế nhưng do nguồn nước nhiễm mặn nên ngao chết hết, anh trắng tay.

    Sau đó, anh phải đi giũ bao nylon bọc cá cho một công ty thủy sản để kiếm tiền nuôi gia đình. Đến cuối năm 2008, được một người bạn hỗ trợ 10 triệu đồng, anh dùng số tiền này tiếp tục tìm bãi ở vịnh Đà Nẵng đầu tư nuôi ngao và đạt được kết quả như hôm nay.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-nghe-di-thuong-thu-tien-bac-ty-moi-nam-a76492.html
     Chân dung “ông trùm” kiếm bạc tỷ từ trường gà

    Chân dung “ông trùm” kiếm bạc tỷ từ trường gà

    (ĐSPL) - Chiêu dụ hàng chục đàn em có “số má” về dưới trướng, Chiến “lò vôi” mở trường gà lớn nhất TP.HCM, mỗi ngày thu hút hàng trăm con bạc. Khi trường gà này bị công an bao vây, Chiến “lò vôi” cùng nhiều đàn em mở đường máu bỏ trốn về các tỉnh miền Tây. Sau 18 tháng trốn nã, Chiến “lò vôi” phải tra tay vào còng.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
     Chân dung “ông trùm” kiếm bạc tỷ từ trường gà

    Chân dung “ông trùm” kiếm bạc tỷ từ trường gà

    (ĐSPL) - Chiêu dụ hàng chục đàn em có “số má” về dưới trướng, Chiến “lò vôi” mở trường gà lớn nhất TP.HCM, mỗi ngày thu hút hàng trăm con bạc. Khi trường gà này bị công an bao vây, Chiến “lò vôi” cùng nhiều đàn em mở đường máu bỏ trốn về các tỉnh miền Tây. Sau 18 tháng trốn nã, Chiến “lò vôi” phải tra tay vào còng.

    Kiếm tiền online với affiliate

    Kiếm tiền online với affiliate

    Affiliate marketing (cộng tác viên kinh doanh - liên kết tiếp thị ) đã trở thành xu hướng , cơ hội trong kinh doanh trực tuyến bởi chi phí ban đầu thấp và lợi nhuận

    Nuôi gà đá, thu tiền tỷ ở miền Tây

    Nuôi gà đá, thu tiền tỷ ở miền Tây

    Mỗi con gà đá mà nông dân Bến Tre nuôi có giá gấp 5 đến 10 lần gà thương phẩm. Cá biệt có con khi đã ăn được 1 - 2 độ thì giá trị đội lên 15 - 20 triệu đồng.