+Aa-
    Zalo

    Những "món" ngon miệng nhưng lại gây hại cho phổi chẳng kém khói độc

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Có những thực phẩm ăn ngon miệng, được nhiều người yêu thích nhưng không ngờ lại có thể gây ra bất lợi cho hệ hô hấp, 'phá hoại' phổi.

    Có những thực phẩm ăn ngon miệng, được nhiều người yêu thích nhưng không ngờ lại có thể gây ra bất lợi cho hệ hô hấp, 'phá hoại' phổi.

    Có nhiều thực phẩm gây hại cho phổi - Ảnh: Minh họa

    - Bông cải xanh

    Bông cải xanh vốn là thực phẩm lành mạnh, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không ngờ nó lại nằm trong danh sách này.

    Theo đó, bông cải xanh có chứa các chất chống oxy hóa và khả năng chống ung thư. Tuy nhiên, nó cũng có thể có những tác động tiêu cực tới sức khỏe lá phổi do tình trạng đầy hơi khi ăn bông cải xanh.

    Nếu bạn bị đầy hơi sau khi ăn các loại thực phẩm như bông cải xanh, súp lơ hoặc bắp cải, hãy hạn chế hoặc chuyển sang những thực phẩm đậm đặc dinh dưỡng khác.

    - Bánh mỳ trắng

    Carbohydrate đơn giản như tinh bột và đường có trong bánh mỳ làm từ bột mỳ trắng, có thể ảnh hưởng xấu đến phổi. Những thực phẩm này không chỉ dễ gây viêm mà còn đòi hỏi phổi phải làm việc vất vả hơn để chuyển hóa. Nó cũng có thể làm cho đường thở bị tắc nghẽn và tạo ra đờm.

    - Món ăn chứa nhiều dầu mỡ

    Phổi của chúng ta vốn như một chiếc máy lọc không khí. Chức năng chính là hít vào những thứ trong lành nhất và thải ra những thứ độc hại trong cơ thể, thông qua các kênh bài tiết.

    Trong khi đó, khí quản và phế quản tế bào biểu mô cũng tiết ra chất lỏng tạp của bụi và vi sinh vật bài tiết ra ngoài. Nếu tiếp tục ăn quá nhiều mỡ lợn, bơ, thịt gà rán, vịt quay và thức ăn có dầu mỡ khác, sẽ làm tăng gánh nặng lên đường hô hấp.

    Rất nhiều chất béo sẽ bám vào thành thực quản, cổ họng, dẫn đến sinh ra các bệnh về hô hấp, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe phổi.

    - Kem

    Sữa và các chế phẩm từ sữa được biết đến là những thực phẩm làm tăng sản xuất chất nhầy, đặc biệt là trong đường hô hấp. Do vậy, đây là loại thực phẩm chúng ta nên tiêu thụ ít hơn trong mùa lạnh, mùa dễ cảm cúm, hoặc trong đại dịch Covid -19 như hiện nay.

    Theo các chuyên gia, sữa và các sản phẩm từ sữa có thể tạo ra rất nhiều dịch nhầy và tình trạng viêm của đường hô hấp. Nếu bạn nhận thấy khi sử dụng sữa khiến tình trạng ho khan trở nên tồi tệ hơn kèm nhiều đờm, kích thích xoang hoặc nghẹt mũi, hãy thử cắt bỏ sữa và xem các triệu chứng thay đổi như thế nào.

    Những nguy cơ này cũng tăng gấp đôi đối với kem, thực phẩm cũng gây viêm do chứa rất nhiều đường tinh luyện.

    - Nước ép trái cây tươi

    Nhiều người thường thích uống nước ép trái cây vì chúng tốt cho sức khỏe. Song ở dạng lỏng, trái cây làm mất phần lớn các yếu tố lành mạnh như chất xơ, giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, bệnh tim và béo phì.

    Chưa kể việc tiêu thụ nước trái cây không được kiểm soát thực sự có thể gây ra những vấn đề sức khỏe này vì lượng đường chứa trong đó. Trên thực tế, một số loại nước ép trái cây có nhiều đường như một lon nước ngọt.

    - Thủy hải sản, thực phẩm đông lạnh

    Khi phổi của bạn không thuộc diện khỏe mạnh, ăn những món ăn từ thủy hải sản như bạch tuộc, cá, lươn, tôm, cua và các hải sản đông lạnh khác, cũng như kem, nước đá và thức ăn lạnh… không phải là lựa chọn tốt.

    Các món ăn lạnh sẽ khiến người bị bệnh phổi dễ bị tái phát hoặc nặng thêm. Hãy kiêng hoặc hạn chế những món ăn này để bảo vệ phổi của bạn.

    Hải sản là thức ăn tanh và lạnh sẽ sinh ra nhiều đờm trong hệ hô hấp, ăn uống thường xuyên sẽ kích thích cơ thể tiết ra một lượng đờm tăng dần lên. Khi đờm kết dính thành khối sẽ gây khó khăn trong việc bài tiết qua phổi, gây tổn thương phổi, khí quản và phế quản.

    - Những món ăn vị cay

    Y học Trung Quốc cho rằng tất cả các món ăn có vị cay nồng như dầu ớt, tương ớt, gừng, mù tạt và các loại thực phẩm nhiều gia vị khác đều khiến cho phổi dễ bị tổn thương, làm tim và phổi dễ bị mất máu.

    Những bệnh nhân bị tổn thương phổi sẽ dễ sinh ra ho, tức ngực, triệu chứng thở khò khè sẽ tăng lên theo thời gian.

    - Khoai tây chiên

    Không có gì ngạc nhiên khi thực phẩm đã qua chế biến là không tốt cho phổi. Thực phẩm chế biến như khoai tây chiên được đóng gói với rất nhiều chất béo bão hòa và muối, không phải loại nào cũng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là phổi.

    Chất béo chuyển hóa và bão hòa ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, có tác động ngay lập tức đến mức độ khỏe mạnh của phổi.

    Muối có thể có hại cho phổi, đặc biệt là nếu phổi của bạn có tình trạng tiềm ẩn nhiều nguy cơ như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và bệnh tim. Muối cũng gây ứ nước, có thể rò rỉ chất lỏng vào phổi và gây ra tình trạng khó thở hơn.

    - Món ăn chứa nhiều dầu mỡ

    Phổi của chúng ta vốn như một chiếc máy lọc không khí. Chức năng chính là hít vào những thứ trong lành nhất và thải ra những thứ độc hại trong cơ thể, thông qua các kênh bài tiết.

    Trong khi đó, khí quản và phế quản tế bào biểu mô cũng tiết ra chất lỏng tạp của bụi và vi sinh vật bài tiết ra ngoài. Nếu tiếp tục ăn quá nhiều mỡ lợn, bơ, thịt gà rán, vịt quay và thức ăn có dầu mỡ khác, sẽ làm tăng gánh nặng lên đường hô hấp.

    Rất nhiều chất béo sẽ bám vào thành thực quản, cổ họng, dẫn đến sinh ra các bệnh về hô hấp, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe phổi.

    - Bia

    Bia, rượu và đồ uống có cồn không tốt cho phổi dưới mọi hình thức, đặc biệt là rượu vang đỏ hoặc cocktail chứa nhiều đường, cả hai đều có thể gây viêm. Nhưng bia có thể là sự lựa chọn tồi tệ nhất trong tất cả.

    Những đồ uống có chứa ga cũng như được cacbonat hóa có thể gây ra tình trạng đầy hơi, đau tức ngực và thậm chí lên cơn hen suyễn. Bởi vì đồ uống có cồn cũng góp phần làm mất nước, tốt nhất hãy bỏ qua nếu bạn đang muốn cải thiện sức khỏe lá phổi của mình.

    - Cà phê, trà

    Một nghiên cứu cho thấy, nhiều người làm việc văn phòng có tỉ lệ mắc bệnh hô hấp cao, liên quan đến thói quen sử dụng nhiều trà, cà phê.

    Do công việc, nhiều người thức khuya cũng dẫn đến thói quen uống nhiều cà phê hơn người bình thường làm tăng gánh nặng cho tim và phổi. Cafein trong cà phê và theophylline trong trà gây giãn cơ trơn phế quản, và sẽ làm cho các phế quản trong một trạng thái giãn nở.

    Thường xuyên dùng cà phê và trà sẽ gây ảnh hưởng lớn lên phổi. Hơn nữa, caffeine và theophylline cũng có thể gây ra chứng nhịp tim đập nhanh, mất ngủ, kích động, tăng tiêu thụ oxy của cơ tim, hoàn toàn không có lợi cho tim và phổi.

    Quỳnh Chi(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-mon-ngon-mieng-nhung-lai-gay-hai-cho-phoi-chang-kem-khoi-doc-a324029.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan