(ĐSPL) - Khi trẻ bị sốt, ngoài những loại thuốc đã được các bác sĩ kê đơn, các mẹ nên cho bé ăn những món ăn mát để giúp bé hạ nhiệt một cách nhanh nhất.
Sốt là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em. Nhiệt độ bình thường trong cơ thể trẻ em khoảng 36.5-37.5 độ C. Khi bị sốt, nhiệt độ cơ thể bé tăng lên trên 38 độ C. Sốt không phải là một bệnh xuất hiện đơn lẻ mà là một phần phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn.
Triệu chứng khi trẻ bị sốt:
– Cảm thấy mệt mỏi
– Trông nhợt nhạt
– Bé trở nên biếng ăn
– Cáu kỉnh
– Bị nhức đầu hoặc nhức toàn thân
– Cảm thấy không khỏe
Sốt đôi khi có thể là một dấu hiệu của một nhiễm trùng nghiêm trọng. Hãy đưa bé gặp bác sĩ ngay lập tức nếu:
– Bé sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị sốt
– Buồn ngủ bất thường hoặc rất khó khăn khi thức dậy
– Da bé hơi xanh tái
– Bàn tay và bàn chân lạnh
– Bé yếu hơn bình thường, tiếng kêu the thé cao hoặc khóc liên tục
– Khó thở hoặc thở dồn dập
– Xuất hiện buồn nôn, ói mửa
– Có thế xuất hiện phát ban.
Nguyên nhân gây ra sốt ở trẻ em
Sốt thường gặp ở trẻ nhỏ. Sốt là một phần của các bệnh do nhiễm virus như cảm lạnh, cảm cúm,..Đôi khi sốt được gây ra bởi các bệnh nghiêm trọng hơn, chẳng hạn: nhiễm trùng tai, bàng quang hoặc thận. Đôi khi nhiễm trùng máu, viêm phổi, hoặc viêm màng não có thể gây ra sốt cho bé. Sốt cũng có thể do chịu tác dụng phụ sau khi tiêm phòng.
Ngoài các loại thuốc đã được các bác sĩ kê đơn các mẹ nên cho bé ăn những món ăn mát để giúp bé hạ nhiệt một cách nhanh nhất. Những loại thực phẩm, hoa quả dưới đây sẽ có lợi cho bé khi bị sốt.
Cà chua hầm thịt
Cà chua 100g, thịt lợn nạc 100g, cà chua rửa sạch thái lát hoặc băm nhỏ. Bắc nồi lên bếp, cho 1 bát nước, đổ thịt vào nấu chín trước, sau đó cho cà chua, một ít muối, dầu hành, gừng đun chín là được. Uống canh, ăn thịt và cà chua, mỗi ngày 1 lần, hoặc ăn cùng với cơm.
Rau muống, mã thầy
Rau muống 100g, mã thầy 20g. Hai thứ trên rửa sạch, cho vào nồi nước, luộc chín nhừ. Ăn rau uống canh mỗi ngày 2 – 3 lần, ăn liền trong 7 ngày.
Chè đậu xanh, rau câu
Đậu xanh 50g, rau câu 30g, đường đỏ vừa đủ. Đậu xanh cho nước vào đun cho đậu chín nhừ, rau câu thái nhỏ, cho vào nồi nấu cùng đến khi rau câu chín kỹ thì cho đường đỏ liệu vừa ăn là được. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn liên tục 7 ngày.
Nước chanh tươi
Vắt chanh tươi, thêm vào đó một ít đường hay sirô, cho nước ấm và khuấy đều là bạn đã có một cốc nước chanh cho con. Nước chanh ấm phòng tránh mất nước cho cơ thể. Ngoài ra, đồ uống này cũng rất dồi dào vitamin C.
Nước bí xanh
Nước bí xanh chứa nhiều vitamin, đồng thời cũng giúp bé hạ nhiệt nhanh chóng. Bí xanh 150g, lá sen to 1/4 lá. Bí xanh để cả vỏ, rửa sạch, bỏ ruột, thái miếng. Lá sen rửa sạch, thái nhỏ, cho bí và lá sen vào nồi, thêm 300ml nước, đun sôi kỹ, chắt lấy nước, bỏ bã.
Cháo đậu xanh
Thành phần: Đậu xanh 30g; Dưa hấu 100g; Đường trắng 20g. Chế biến: Dưa hấu gọt bỏ vỏ xanh cứng, ép lấy 200ml nước. Đậu xanh xay thành bột, cho vào nước dưa hấu, quấy đều, đun trên lửa nhỏ, khi chín cho đường, đun sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 2 lần, ăn liền 3 – 4 ngày.
Mướp hương xào
Thành phần: Đậu xanh 30g; Dưa hấu 100g; Đường trắng 20g. Chế biến: Dưa hấu gọt bỏ vỏ xanh cứng, ép lấy 200ml nước. Đậu xanh xay thành bột, cho vào nước dưa hấu, quấy đều, đun trên lửa nhỏ, khi chín cho đường, đun sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 2 lần, ăn liền 3 – 4 ngày.
Dưa hấu
Bên cạnh đó, đối với trẻ tương đối lớn, hằng ngày có thể cho trẻ ăn 300-500g dưa hấu hoặc ép nước cho uống. Đối với trẻ còn nhỏ, dùng phần thịt quả và vỏ trắng (gọt bỏ vỏ xanh bên ngoài)ép lấy nước, chia ra cho trẻ uống trong ngày. Theo Đông y: dưa hấu có vị ngọt,tính lạnh, có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, giải khát và chống sốt
MỸ AN(Tổng hợp)
Xem thêm video:
[mecloud]Qlh2QK0quG[/mecloud]