+Aa-
    Zalo

    Những lưu ý với sĩ tử khi tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

    (ĐS&PL) - Thí sinh không được phép sử dụng căn cước công dân trên VNeID mà phải xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đã sử dụng để đăng ký dự thi khi làm thủ tục dự thi.

    Theo Bộ GD&ĐT, năm 2024, tổng số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT là 1.071.393 (tăng hơn 45.000 thí sinh so với kỳ thi năm 2023). Thí sinh tự do là 46.978 chiếm 4,38% tổng số thi sinh. Thí sinh đăng ký trực tuyến là 1.014.020 chiếm 94,66% tổng số thí sinh, thông tin trên VOV.

    Tổng số thí sinh đăng ký miễn thi Ngoại ngữ là 66.927 thí sinh chiếm 6,25% tổng số thí sinh (Trong đó, Hà Nội có: 21.554 thí sinh; TP HCM có: 13.076 thí sinh).

    Toàn quốc có 2.323 điểm thi (tăng 51 điểm thi so với kỳ thi năm 2023). Ảnh minh họa

    Toàn quốc có 2.323 điểm thi (tăng 51 điểm thi so với kỳ thi năm 2023). Ảnh minh họa

    Toàn quốc có 2.323 điểm thi (tăng 51 điểm thi so với kỳ thi năm 2023) với tổng số phòng thi là 45.149.

    Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được tổ chức cơ bản giữ ổn định như giai đoạn 2020-2023. Bộ GD&ĐT chỉ đạo chung, các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì toàn bộ công tác tổ chức thi tại địa phương.

    Theo đó, các Hội đồng thi tổ chức coi thi trong các ngày 26, 27, 28 và 29/6/2024, chấm thi từ ngày 29/6/2024, công bố kết quả thi vào 8h00 ngày 17/7/2024, xét công nhận tốt nghiệp THPT ngày 19/7/2024.

    Ở Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, mỗi thí sinh sẽ làm 4 bài thi, trong đó có 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ. Và mỗi thí sinh sẽ chọn làm thêm 1 bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên (gồm các môn thi thành phần là Vật lí, Hóa học, Sinh học) hoặc 1 bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội (gồm các môn thi thành phần là Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục trung học phổ thông; hoặc các môn Lịch sử, Địa lý đối với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên).

    Ngoài môn Ngữ văn được thi theo hình thức tự luận, các môn còn lại sẽ thi trắc nghiệm khách quan với 4 lựa chọn A hoặc B, C, D.

    Về thời gian làm bài thi, môn Ngữ văn 120 phút, môn Toán 90 phút, Ngoại ngữ 60 phút; các bài thi Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên mỗi môn thi thành phần kéo dài 50 phút.

    Một số lưu ý với thí sinh khi tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

    Để phòng chống việc thi kèm và thi hộ, ngoài việc kiểm tra giấy tờ tùy thân của thí sinh khi gọi vào phòng thi thì trong quá trình làm bài thi cán bộ coi thi vẫn thực hiện rà soát đối chiếu giấy tờ tùy thân của thí sinh.

    Theo thông tin mới nhất từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh không được phép sử dụng căn cước công dân trên VNeID để làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh năm học 2024.

    Thí sinh cần mang theo bản chính giấy tờ tùy thân đã sử dụng để đăng ký dự thi khi làm thủ tục dự thi. VNeID, dù có tích hợp căn cước công dân, không được xem là giấy tờ tùy thân hợp lệ trong trường hợp này. Ảnh minh họa

    Thí sinh cần mang theo bản chính giấy tờ tùy thân đã sử dụng để đăng ký dự thi khi làm thủ tục dự thi. VNeID, dù có tích hợp căn cước công dân, không được xem là giấy tờ tùy thân hợp lệ trong trường hợp này. Ảnh minh họa

    Quy định về điều kiện dự thi nêu rõ thí sinh phải xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đã sử dụng để đăng ký dự thi khi làm thủ tục dự thi. VNeID, dù có tích hợp căn cước công dân, không được xem là giấy tờ tùy thân hợp lệ trong trường hợp này.

    Lý do đưa ra là, ứng dụng VNeID được cài đặt trên điện thoại, trong khi đó, điện thoại là một trong các vật dụng bị cấm mang vào phòng thi nên không thể dùng ứng dụng điện tử này để xác thực trong quá trình làm thủ tục dự thi.

    Trường hợp bị mất thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ cần thiết khác, thí sinh phải báo cáo ngay lập tức cho trưởng điểm thi để xem xét, xử lý. Hội đồng thi sẽ xử lý theo hướng yêu cầu thí sinh làm giấy cam đoan để vào dự thi.

    Theo quy chế thi, thí sinh phải có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định ghi trong giấy báo dự thi để làm thủ tục dự thi. 

    Mỗi buổi thi, thí sinh có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định, chấp hành hiệu lệnh của ban coi thi và hướng dẫn của cán bộ coi thi. Thí sinh đến chậm quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài sẽ không được dự thi buổi thi đó.

    Thí sinh phải tuân thủ các quy định sau đây trong phòng thi:

    - Trình thẻ dự thi cho cán bộ coi thi; ngồi đúng vị trí có ghi số báo danh của mình;

    - Để phục vụ quá trình làm bài thi, thí sinh được mang vào phòng thi, gồm: Bút viết; thước kẻ; bút chì; tẩy chì; êke; thước vẽ đồ thị; dụng cụ vẽ hình; máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ; Atlat Địa lí Việt Nam được biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 (không có đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung nào khác);

    - Cấm mang vào phòng thi: Giấy than, bút xóa, đồ uống có cồn; vũ khí và chất gây nổ, gây cháy; tài liệu, thiết bị truyền tin (thu, phát sóng thông tin, ghi âm, ghi hình) hoặc chứa thông tin để gian lận trong quá trình làm bài thi;

    - Trước khi làm bài thi, thí sinh phải ghi đầy đủ số báo danh và thông tin của mình vào đề thi, giấy thi, phiếu trả lời trắc nghiệm, giấy nháp. Khi nhận đề thi, phải kiểm tra kỹ số trang và chất lượng các trang in; nếu phát hiện thấy đề thi thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhòe, mờ phải báo cáo ngay với cán bộ coi thi trong phòng thi, chậm nhất 5 phút từ thời điểm bắt đầu tính giờ làm bài;

    - Trong thời gian ở phòng thi phải giữ trật tự; báo cáo ngay cho cán bộ coi thi khi người khác chép bài của mình hoặc cố ý can thiệp vào bài của mình; không được trao đổi, bàn bạc, chép bài của người khác, cho người khác chép bài, sử dụng tài liệu trái quy định để làm bài thi hoặc có những cử chỉ, hành động gian lận; nếu muốn có ý kiến thí sinh phải giơ tay xin phép cán bộ coi thi, sau khi được phép, thí sinh đứng trình bày công khai ý kiến của mình. 

    Không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng, không được viết bằng bút chì, trừ tô các ô trên phiếu trả lời trắc nghiệm; chỉ được viết bằng một màu mực (không được dùng mực màu đỏ);

    - Không được rời khỏi phòng thi cho đến khi hết thời gian làm bài thi trắc nghiệm; đối với buổi thi môn tự luận, thí sinh có thể được ra khỏi phòng thi và khu vực thi sau khi hết 2/3 thời gian làm bài của buổi thi, phải nộp bài thi kèm theo đề thi, giấy nháp trước khi ra khỏi phòng thi. 

    Trong trường hợp cần thiết, chỉ được ra khỏi phòng thi khi được phép của cán bộ coi thi và phải chịu sự giám sát của cán bộ giám sát. 

    Việc ra khỏi phòng thi, khu vực thi của thí sinh trong trường hợp cần cấp cứu phải có sự giám sát của công an cùng cán bộ giám sát cho tới khi hết giờ làm bài của buổi thi và do trưởng điểm thi quyết định;

    - Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, phải ngừng làm bài ngay, bảo quản nguyên vẹn bài thi. Khi nộp bài thi tự luận, phải ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký xác nhận vào phiếu thu bài thi; thí sinh không làm được bài cũng phải nộp tờ giấy thi (đối với bài thi tự luận), phiếu trả lời trắc nghiệm (đối với bài thi trắc nghiệm), thông tin trên Công dân & Khuyến học.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/nhung-luu-y-voi-si-tu-khi-tham-du-ky-thi-tot-nghiep-thpt-nam-2024-a438258.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan