Dòng sự kiện
    +Aa-
    Zalo

    Những lưu ý quan trọng về bệnh sỏi tiết niệu

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sỏi tiết niệu chứng bệnh rất phổ biến hiện nay. Sỏi có thể gây tắc hệ thống tiết niệu, gây nhiễm trùng làm tổn thương chức năng của thận

    Sỏi tiết niệu chứng bệnh rất phổ biến hiện nay. Sỏi có thể gây tắc hệ thống tiết niệu, gây nhiễm trùng làm tổn thương chức năng của thận, đặc biệt ở người tuổi cao

    Hầu hết sỏi tiết niệu hình thành từ thận, sau đó đi theo dòng nước tiểu đến các vị trí khác của đường niệu như niệu quản, bàng quang, niệu đạo.

    Sỏi tiết niệu được hình thành theo hướng kết tinh, lắng đọng các tinh thể có trong nước tiểu.

    Nước tiểu bao gồm các thành phần: tinh thể và chất keo (bản chất là các mucoprotein, mucin, acid nucleic…). Khi nồng độ các chất keo tăng, trở nên đậm đặc (do nhiễm khuẩn, stress, Hội chứng cushing sẽ gây viêm đường tiết niệu, nước tiểu bị kiềm hóa, ứ đọng) và có khả năng hình thành nên sỏi, nhất là trong điều kiện có thêm dị vật đường tiết niệu.

    Nguyên nhân gây ra sỏi tiết niệu? 

    Bệnh sử gia đình hoặc cá nhân: Theo bác sĩ bệnh học, trong gia đình từng có người bị sỏi tiết niệu thì nguy cơ bạn bị sỏi là rất cao. Người từng bị sỏi tiết niệu hoặc đang bị sỏi có thể tái phát hoặc bị thêm ở vị trí khác;

    Mất nước: Không uống đủ nước cũng là nguyên nhân gây sỏi thận;

    Một số chế độ ăn kiêng: Chế độ ăn giàu protein, natri (muối) và đường có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại sỏi;

    Bệnh tiêu hóa và phẫu thuật: Phẫu thuật cắt dạ dày; bệnh viêm ruột; tiêu chảy mãn tính gây những thay đổi trong quá trình tiêu hóa: ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi và nước, làm tăng mức độ của các chất tạo sỏi trong nước tiểu;

    Các bệnh khác: Các bệnh và tình trạng có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận bao gồm nhiễm toan ở ống thận; cystin niệu; cường cận giáp; tác dụng phụ của thuốc; một số bệnh nhiễm trùng ở đường tiết niệu.

    Triệu chứng thường gặp của bệnh

    Đau ẩm ỉ hoặc đau quặn kèm căng tức vùng thận: thắt lưng nằm giữa xương sườn số 12 và cột sống.

    Đau vùng bụng dưới và rối loạn tiểu tiện (khu vực bàng quang, niệu đạo kèm theo tiểu khó, tiểu rắt, tiểu buốt, có máu lẫn trong nước tiểu hoặc nước tiểu cuối màu hồng.

    Đau buốt dọc niệu đạo;

    Cơn đau kèm theo buồn nôn, ói mửa, sốt và ớn lạnh (nếu kèm theo bị nhiễm trùng cấp).

    Phân loại sỏi tiết niệu

    Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòncho biết sỏi tiết liệu có thể được phân loại dựa theo tính chất và vị trí.

    Phân loại theo thành phần hóa học:

    • Sỏi vô cơ: Sỏi oxalat canxi (thường màu đen, gai góc cản quang rõ); Sỏi photphat canxi (màu vàng nhạt hay trắng đục, dễ vỡ); Sỏi cacbonat canxi (màu phấn trắng, mềm và dễ vỡ)

    • Sỏi hữu cơ: Sỏi urat (màu trắng sữa đục, có thể không cản quang mềm và hay tái phát); Sỏi systin (màu vàng nhạt, mền hay tái phát); Sỏi struvic (màu vàng trắng, thường do nhiễm khuẩn đường niệu loại vi khuẩn Proteus)

    Phân loại sỏi tiết niệu theo vị trí: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo. Trong đó tỷ lệ người mắc phải: Sỏi thận (40% gồm có sỏi bể thận, sỏi đài thận, sỏi đài bể thận, sỏi san hô, sỏi bán san hô); Sỏi niệu quản (28%); Sỏi bàng quang (26%); Sỏi niệu đạo (4%)

    Các phương pháp chữa bệnh sỏi tiết niệu? 

    Điều trị sỏi tiết niệu giai đoạn sớm: 

    Trong giai đoạn này bệnh chưa có biểu hiện lâm sàng, kích thước sỏi nhỏ hơn 5mm, chức năng hệ tiết niệu chưa bị ảnh hưởng. Cần: Theo dõi sự tiến triển của sỏi hoặc kết hợp điều trị nội khoa giúp tống sỏi ra ngoài; Uống nhiều nước (2-3 lít nước/ngày), có thể uống nước lợi tiểu; Vận động nhiều giúp giảm tình trạng lắng đọng và dễ dàng tống sỏi ra ngoài; Kết hợp điều trị thuốc dự phòng theo chỉ định của bác sĩ (nếu có). 

    Điều trị sỏi tiết niệu khi xuất hiện các triệu chứng nhẹ: 

    Bắt đầu xuất hiện biểu hiện lâm sàng nhẹ do giống nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Kích thước sỏi từ 5-7mm cần: Theo dõi tiếp trong 2 tuần; Điều trị nội khoa chống nhiễm khuẩn, chống viêm, giảm nề, giảm đau (nếu có); Uống nhiều nước (2-3 lít nước/ngày), có thể uống nước lợi tiểu; Thường xuyên vận động nhiều cũng giúp giảm tình trạng lắng đọng và dễ dàng đào thải sỏi ra ngoài; Nếu sau 2 tuần sỏi vẫn không di chuyển và được tống ra ngoài cần can thiệp tán sỏi.

    Tán sỏi ngoài cơ thể: 

    Điều trị tán sỏi x-quang ngoài cơ thể thường được áp dụng với ưu điểm: giúp điều trị sỏi tiết niệu mà không cần can thiệp phẫu thuật, không gây đau đớn cho người bệnh nhưng vẫn đạt hiệu quả cao. Các trường hợp được áp dụng cho các đối tượng: Sỏi có đường kính nhỏ dưới 2cm; Không dùng được với sỏi cystin, sỏi uric quá rắn hoặc sỏi bùn; Bệnh nhân không bị viêm túi mật, viêm tụy; chức năng đông máu bình thường; Không áp dụng đối với phụ nữ đang mang thai; Không áp dụng được với các loại sỏi cứng; Điều trị tán sỏi x-quang có tỷ lệ thành công từ 80-90% và cần điều trị trong vài tháng.

    Nội soi tán sỏi qua da: 

    Áp dụng được với hầu hết các loại sỏi, đặc biệt là các loại sỏi cứng, rắn như sỏi san hô; Tỷ lệ sạch sỏi từ 85-95%; Phẫu thuật nhằm loại bỏ sỏi có kích thước lớn. Dụng cụ phẫu thuật được đưa vào từ vết mổ nhỏ ở lưng. Sau thủ thuật, bệnh nhân ở lại bệnh viện từ một đến hai ngày để theo dõi;

    Nội soi niệu quản ngược dòng bằng ống soi mềm với laser: 

    Tỷ lệ sạch sỏi lần đầu cao, lên đến khoảng 76%; Bác sĩ có thể đưa một ống siêu nhỏ được trang bị camera qua niệu đạo và bàng quang đến niệu quản. Sau khi xác định vị trí sỏi, công cụ gắp hoặc phá vỡ nó thành những mảnh nhỏ để loại bỏ qua đường tiểu. Sau đó, bác sĩ có thể đặt stent trong niệu quản để giảm sưng và thúc đẩy quá trình lành vết thương. 

    Phẫu thuật:

    • Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi: đây là phương pháp lấy sỏi niệu quản hoặc thận thông qua nội soi phúc mạc. Phương pháp này chỉ điều trị được khoảng 10% sỏi, áp dụng với sỏi có kích thước trên 1cm và thực hiện các biện pháp tán sỏi trên thất bại.

    • Mổ mở lấy sỏi: Phương pháp này được thực hiện khi sỏi đã lớn, không thể thực hiện được bằng các phương pháp ít xâm lấn hay biến chứng nặng nề, dạng sỏi san hô nhiều viên, thường áp dụng với sỏi thận; 

    • Cắt thận: khi thận bị mất chức năng. Biến chứng nặng nề của sỏi tiết niệu là gây suy thận khiến thận mất chức năng hoàn toàn buộc phải cắt thận bán phần, cắt bỏ hoàn toàn một bên thận hoặc ghép thận trong trường hợp cả hai thận đều bị suy giảm chức năng.

    Trên đây là những chia sẻ của Bác sĩ giảng viên Y sĩ đa khoaTrường Cao đẳng Dược Sài Gòn về bệnh sỏi tiết niệu chúc các bạn có một sức khỏe tốt.

    Hạnh Nguyên

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-luu-y-quan-trong-ve-benh-soi-tiet-nieu-a359246.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.