Hơn 70 năm, những gì còn sót lại từ Thế chiến II đã được Brandi phát hiện và trở thành tâm điểm quốc tế cũng như tiêu đề gây tranh cãi của nhiều người Mỹ. Những bức ảnh gợi lại kí ức nhiều người trong số chúng ta đã lãng quên.
Tình huống không thể giải thích
Nhiều trận chiến giữa Mỹ và Nhật Bản đã diễn ra trên khu vực Thái Bình Dương trong Thế chiến II nhưng không thể giải thích lí do những chiếc máy bay vẫn ở trong tình trạng tốt và không có bất kì phi công nào được tìm thấy. Brandi nói trong một cuộc phỏng vấn: "Đối với tôi, lặn trên máy bay, đặc biệt là máy bay của Thế chiến II thực sự là trải nghiệm độc nhất vô nhị. Nhìn thấy tàu đắm là điều bình thường nhưng máy bay là điều hiếm thấy”.
Ký ức kì lạ
Chiến tranh đã cướp đi mạng sống hàng triệu người và những chiếc máy bay là ký ức buồn của sự kiện đó. Brandi vẫn không tìm được lời giải cho câu hỏi “Tại sao những chiếc máy bay lại được bỏ lại dưới đáy đại dương rộng lớn?”. Trong khi lặn tại khu vực này, Brandi phát hiện có ít nhất 150 xác máy bay.
Kho báu chìm
Lần khám phá này là một trong những dự án nhiếp ảnh khó khăn nhất của Brandi nhưng cũng chứa đầy những điều kì diệu từ trước tới nay. Những chiếc máy bay chìm ở độ sâu khoảng 150 feet và là độ cao giới hạn thời gian lặn đối với những chuyên gia như Brandi. Cô kể lại kinh nghiệm của mình: “Nhìn những chiếc máy bay dưới nước thật kỳ lạ, chúng thuộc về bầu trời, không thuộc về mặt nước. Vì vậy tôi có một cảm giác rất khác khi lặn vào bên trong nhưng chúng cũng tuyệt vời và đặc biệt, chúng không chìm bởi chiến tranh”.
Những chiếc máy bay của Thế chiến II
Những chiếc máy bay nằm dưới lòng Thái Bình Dương gồm: TBF, TBM Avenger, Douglas SBD Dauntless (máy bay ném bom) và F4U Corsair. Phần lớn những máy bay này ra đời từ đầu những năm 1940 và được sử dụng phổ biến trong Chiến tranh thế giới II. Một số máy bay cũng được quân đội Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Triều Tiên sau đó không được sử dụng nữa.
Lời giải đáp
Câu trả lời cho “bộ sưu tập” này là các máy bay được cố ý ném xuống biển từ các tàu sân bay của quân Đồng minh sau khi đánh bại Nhật Bản. Việc xử lý các máy bay nhằm ngăn quân đội sẽ bổ sung chúng vào đội máy bay đã có sẵn và việc duy trì cũng như bảo quản máy bay sẽ tăng mức chi quốc phòng. Nhiều mẫu máy bay mới hoặc được cải tiến đã được quân đội Mỹ sử dụng và những máy bay còn sót lại của Thế chiến II không còn cần thiết. Tuy nhiên, đó không phải là những thứ duy nhất Brandi tìm thấy dưới đáy biển.
Thói quen cũ
Những địa điểm khác quân Đồng minh chọn làm bãi phế thải hay Mỹ dùng để “vứt” trang thiết bị chiến tranh cũng được tìm thấy trong khu vực quần đảo Marshall. Bãi đổ nát ngoài khơi đảo thiên đường Vanuatu cũng hé lộ sự thật Mỹ đã đẩy những ủi, xe jeep, xe tải, xe bán tải, xe nâng Fork, máy kéo và quần áo ra biển. Những thiết bị Brandi tìm thấy ở quần đảo Marshall rẻ hơn nên chúng được đổ xuống biển thay vì được mang trở về Mỹ. Phần lớn các thiết bị cũng được bỏ đi thay vì chuyển đến tay người dân địa phương.
Trận đánh Midway
Cuộc tấn công bất ngờ của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng ngày 7/12/1941 đã tác động xấu đến quân đội Mỹ tại Nam Thái Bình Dương nhưng không phá hủy được quyết định chống lại phe Trục của Mỹ. Sáu tháng sau trận Trân Châu Cảng, Mỹ trả đũa Nhật tại trận Midway bằng cách phá vỡ mật mã quân sự.
Quần đảo Marshall trong những năm Thế chiến II
Quần đảo Marshall có vị trí chiến lược, là điểm cực đông trong vòng tròn phòng vệ của Nhật Bản giai đoạn đầu Thế chiến II. Đảo san hô Kwajalein là nơi trú ẩn của trung tâm hành chính của hạm đội thứ 6 Nhật Bản được giao nhiệm vụ bảo vệ Quần đảo Marshall.
Năm 1944, Mỹ quay lại tấn công và chiếm đóng quần đảo, gây thiệt hại nặng nề cho quân đội Nhật Bản. Đảo san hô Mili là đồn trú của hơn 5.100 binh lính Nhật, do thiếu thức ăn, binh lính bị đánh bại nhanh chóng, chỉ một nửa số binh sĩ sống sót sau khi chiến tranh kết thúc.
Nam Thái Bình Dương
Số lượng các trận đánh trên không và hải quân đã biến Nam Thái Bình Dương trở thành một nghĩa trang dưới nước. Tàu và máy bay theo đó chìm dưới đáy biển. Cũng như máy bay Mỹ bị bỏ đi, tàu và máy bay của Nhật đã nằm dưới đáy đại dương 70 năm nay, không xáo trộn, chỉ rỉ sét và san hô. Tuy nhiên, không giống những phát hiện của Brandi, xác người đã được tìm thấy tại đây.
Những con tàu đắm
Điều khiến Brandi băn khoăn là rất nhiều đồ vật cô tìm được và chụp lại đều ở trong tình trạng rất tốt dù chúng đã nằm sâu dưới biển hàng thập kỷ qua. Đáy biển Nam Thái Bình Dương như một bảo tàng lưu giữ những vật chứng đáng kinh ngạc của một quá khứ bạo tàn và khủng khiếp.
Đầm Chuuk
Đầm Chuuk là căn cứ hải quân chính của quân đội Nhật Bản tại chiến trường Nam Thái Bình Dương. Brandi cũng phát hiện ra điều này và chụp một số bức ảnh độc đáo để mọi người chứng kiến những gì bình thường họ không thể thấy.
Những phát hiện bất ngờ
Một số lượng lớn những tàn tích chiến tranh của Nhật Bản gần đây đã được tìm thấy dưới đáy đầm Chuuk. Quân Đồng minh đã nhấn chìm 12 tàu chiến Nhật Bản, 32 tàu buôn và ít nhất 249 máy bay trong các trận đánh quanh phạm vi Marshall. Brandi là một trong số ít những người may mắn chụp được những tàn tích của cuộc chiến này dưới lòng đại dương.
Hậu chiến tranh
Mỹ đã chi khoảng 341 tỷ đô la, ngày nay con số này rơi vào khoảng 4,5 nghìn tỷ đô la cùng một số lượng lớn những thiết bị chiến tranh đổ xuống biển sau chiến tranh. Liệu những hiện vật dưới nước ngày nay còn có hại?
Rác thải chiến tranh
Việc thăm dò tại một số khu vực có thể nguy hiểm không chỉ do độ sâu mà còn do kho vũ khí của Nhật đã sập trong hơn 7 thập kỷ vẫn nằm dưới lòng đại dương. Liệu Brandi có thể sẽ tiếp tục tìm kiếm?
HỒNG NGUYỄN(Theo External Lifestyle)