+Aa-
    Zalo

    Những dấu hiệu phát hiện sớm trẻ tự kỷ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Việc phát hiện sớm trẻ bị tự kỷ rất cần thiết, bởi như vậy, cơ hội phát triển bình thường và hòa nhập với cộng đồng của trẻ là rất lớn.

    (ĐSPL) – Việc phát hiện sớm trẻ tự kỷ rất cần thiết, bởi như vậy, cơ hội phát triển bình thường và hòa nhập với cộng đồng của trẻ là rất lớn.

    Bệnh tự kỷ là sự rối loạn phức tạp trong quá trình phát triển tự nhiên của con người. Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ. 

    Tự kỷ hay gặp ở trẻ em

    Tự kỷ là một trong số những rối loạn nặng, làm suy yếu chức năng và cản trở cuộc sống nhiều nhất. Trong 2 năm đầu đời, trẻ có thể phát triển, vận động tương đối bình thường nhưng sau đó, khả năng đã còn lại mất dần đi. Cha mẹ thường đưa con đi khám khi thấy con chậm nói hoặc đã biết nói nhưng gọi lại không trả lời.

    Nếu chú ý, cha mẹ sẽ nhận thấy những biểu hiện bất thường xuất hiện khá sớm từ khi trẻ mới 10 - 12 tháng tuổi.

    Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào tìm ra nguyên nhân gây bệnh tự kỷ, mặc dù thế giới không ngừng nghiên cứu về loại rối loạn này. Có những yếu tố góp phần trong rối loạn tự kỷ như di truyền hoặc một số tổn thương não. Ngoài ra, ngạt khi sinh, sang chấn do can thiệp sản khoa, sinh non, vàng da, khuyết tật tâm thần, động kinh, người mẹ khi mang thai nhiễm virus, nhiễm độc… cũng là những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh này.

    Những dấu hiệu phát hiện sớm trẻ tự kỷ

    Ảnh minh họa.

    Những dấu hiệu nhận biết sớm trẻ tự kỷ

    Một số dấu hiệu sau sẽ giúp các bậc phụ huynh sớm nhận biết con mình có mắc chứng tự kỷ hay không để có thể can thiệp kịp thời.

    - Sống khép kín, trầm lặng, lãnh đạm hoặc thờ ơ với việc giao tiếp, không quan tâm tới những chuyện trong cuộc sống xung quanh.

    - Chậm nói, tiếp thu chậm về phát triển từ ngữ giao tiếp.

    - Không có sự giao tiếp bằng mắt với người khác.

    - Không phản ứng lại đáp lại khi được gọi tên hoặc phản ứng rất chậm.

    - Luôn lặp đi lặp lại các hành vi hoặc sự cử động của cơ thể.

    - Có những hành vi kỳ quái tự gây tổn hại tới bản thân như đập đầu vào tường, cào cấu, thích ở một mình…

    - Không hứng thú hoặc ác cảm với hoạt động thể chất và chỉ thích chơi một hoặc vài trò chơi quen thuộc có tính chất lặp lại.

    - Rụt rè, nhút nhát không biết cách chơi với trẻ khác.

    - Sợ chỗ lạ, người lạ, vật lạ.

    - Khó thích ứng với sự thay đổi hoàn cảnh, công việc/diễn biến thường diễn ra hàng ngày.

    - Bị hút chặt vào những đồ vật quen thuộc.

    - Thường xuyên ăn vạ.

    - Rối loạn ăn uống, tiêu hóa.

    Nghiên cứu được thực hiện năm 2010 của bệnh viện Nhi Trung Ương chỉ ra rằng, chúng ta có thể phát hiện sớm nguy cơ trẻ có nguy cơ mắc bệnh khi trẻ chưa đầy 2 tuổi.

    Thạc sĩ Nguyễn Thị Hương Giang đến từ Bệnh viện Nhi Trung Ương cho biết trên báo Tuổi trẻ, chỉ với 23 câu hỏi nhanh xung quanh hoạt động hàng ngày của trẻ, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể tự kiểm tra cho con em mình, xác định được phần nào nguy cơ trước khi phải đưa đến cơ sở y tế điều trị.

    23 câu hỏi nhận biết sớm nguy cơ tự kỷ ở trẻ 18 - 24 tháng tuổi bao gồm:

    1. Trẻ có thích được đung đưa, nhún nhảy trên đầu gối của bạn không?

    2. Trẻ có quan tâm đến trẻ khác không?

    3. Trẻ có thích trèo lên đồ vật như cầu thang không?

    4. Trẻ có thích chơi ú oà/ trốn tìm không?

    5. Trẻ đã bao giờ chơi giả vờ chưa (như giả vờ nghe điện thoại, chăm sóc búp bê...)?

    6. Trẻ có bao giờ dùng ngón tay trỏ để chỉ, yêu cầu đồ vật?

    7. Trẻ có dùng ngón tay trỏ để chỉ hoặc thể hiện sự quan tâm đến đồ vật?

    8. Trẻ có bao giờ chơi đúng cách với các đồ chơi nhỏ (ôtô, khối xếp hình...) mà không cho vào miệng, nghịch lung tung hoặc thả chúng xuống?

    9. Trẻ có bao giờ mang đồ vật đến khoe với bạn hoặc bố mẹ?

    10. Trẻ có nhìn vào mắt của bạn lâu hơn 1 hoặc 2 giây không?

    11. Trẻ có bao giờ quá nhạy cảm với tiếng động không (như bịt hai tai)?

    12. Trẻ có cười khi nhìn thấy mặt bạn hay khi bạn cười không?

    13. Trẻ có biết bắt chước không (chẳng hạn bạn làm điệu bộ trên nét mặt, trẻ có biết làm theo không)?

    14. Trẻ có đáp ứng khi được gọi tên?

    15. Trẻ có nhìn vào đồ vật/đồ chơi ở chỗ khác khi ta chỉ vào?

    16. Trẻ có biết đi không?

    17. Trẻ có nhìn vào đồ vật mà bạn đang nhìn không?

    18. Trẻ có làm những cử động ngón tay bất thường ở gần mặt không?

    19. Trẻ có cố gắng gây sự chú ý của bạn đến những hoạt động của trẻ?

    20. Bạn có bao giờ nghi ngờ trẻ bị điếc?

    21. Trẻ có hiểu điều mọi người nói không?

    22. Thỉnh thoảng trẻ có nhìn chằm chằm một cách vô cảm hoặc đi tha thẩn không mục đích?

    23. Khi đối mặt với những điều lạ, trẻ có nhìn vào mặt bạn để xem phản ứng của bạn không?

    Trên thế giới, bảng kiểm MCHAT-23 đánh giá trẻ tự kỷ lứa tuổi 18-24 tháng sẽ cho kết quả nguy cơ cao khi trẻ có ít nhất ba câu trả lời bất kỳ hoặc hai câu then chốt (nằm trong các câu số 2, 7, 9, 13, 14, 15) là “không”. Tuy nhiên, với các câu 11,18, 20, 22 thì câu trả lời “có” lại ám chỉ nguy cơ trẻ bị tự kỷ.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-dau-hieu-phat-hien-som-tre-tu-ky-a67368.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan