(ĐSPL) - Có những món ăn đặc sản nổi tiếng bởi mùi vị khó chịu và không phải thực khách nào cũng đủ can đảm để thưởng thức.
|
Món Shiokara nặng mùi đến mức không phải thực khách nào cũng dám thưởng thức nhưng đây lại là đặc sản của Nhật Bản. Để làm món ăn này, người ta lấy nội tạng cá, đôi khi có thể tận dụng các bộ phận khác của mực nang rồi trộn với 10\% muối và 30\% mạch nha, sau đó cho vào hũ thủy tinh ủ kín cho lên men. Ngoài mùi tanh, món ăn còn có vị mặn và chua nhẹ đặc trưng. |
|
Món hongeo ở Hàn Quốc chế biến từ cá đuối lên men có mùi nước tiểu và rất cay, không phải ai cũng đủ can đảm để nếm thử. Tuy nhiên vẫn có những người nghiện món này và lời khuyên của họ là nếu ăn khoảng 10 lần sẽ thấy ngon. |
|
Món đậu phụ thối Trung Quốc rất nặng mùi. Thế nhưng người ta cho rằng đậu càng bốc mùi càng ngon. Đậu phụ thối làm từ đậu phụ được lên men lâu ngày, mùi thum thủm. |
|
Món lẩu phân bò ở Trung Quốc thường được người dân ở Đài Châu, tỉnh Quý Châu - Trung Quốc ăn vào dịp Tết, là món ăn yêu thích lưu truyền hàng nghìn năm nay. Tuy nhiên, những ai mới thưởng thức sẽ rất khó nuốt. |
|
Phô mai Vieux Boulogne (Pháp) có mùi còn khó chịu hơn cả Epoisses de Bourgogne, một loại phô mai bị cấm ăn trên các phương tiện công cộng ở Pháp do mùi quá khủng khiếp. |
|
Món nậm pịa nổi tiếng của người dân tộc Thái ở Sơn La. Trong tiếng Thái, “nậm” có nghĩa là canh, “pịa” là chất sền sệt trong ruột non của bò hay phân non. Món này khó ăn và bốc mùi, màu nâu sền sệt không bắt mắt nhưng rất đáng thử. |
|
Đậu Natto (Nhật Bản) có mùi tất bẩn đẫm mồ hôi. Với những người lần đầu ngửi thấy mùi đậu Natto thì món ăn này khó lòng nằm trong danh sách nên thử. Món ăn này trông khá "nhầy nhụa" khiến du khách phải rùng mìn tuy nhiên lại là món giàu dinh dưỡng ở Nhật Bản. |
|
Món Dinuguan, Philippines có vị hơi nồng, mùi đặc trưng của các bộ phận nội tạng. Không hấp dẫn du khách về mặt thẩm mỹ nhưng món hầm này lại được nhiều người khen ngợi. Dinuguan gồm thịt heo với các bộ phận nội tạng như thận, phổi, tim, có thêm tai và mũi được hầm nhừ trong thời gian khá lâu cùng tiết heo. |
|
Iru (Nigeria) là món là từ đậu Locust lên men và dùng làm gia vị cho các món hầm và súp. Chất tannin xuất hiện trong quá trình lên men khiến loại gia vị này có mùi rất chát và khó chịu. |
LINH AN (Tổng hợp)
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-dac-san-co-mui-dang-so-khong-phai-ai-cung-dam-thu-a93798.html