(ĐS&PL) - Không ít người đã nghẹn ngào rơi nước mắt trước hình ảnh người dân, giáo viên ở bản Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ (Điện Biên) phải chui vào túi nilông để vượt suối.
Cầu... treo lắt lẻo
|
Học sinh bản Khôn Đôi, xã Bản Bo, huyện Tam Đường “cân não” vượt qua 60m cầu treo đầy hiểm nguy để đến trường trong sương sớm |
|
Thanh lát cầu tạm ở bản Hồ Be, Lai Châu bằng gỗ và sàn bằng tre nứa cũ mục, chắp vá ọp ẹp, có thể gãy đổ bất cứ khi nào |
|
Do mưa lũ, cầu O5 ở xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) bị sập chỉ còn lại vài thanh sắt mong manh nhưng không còn cách nào khác, người dân vẫn đánh đu trên chiếc cầu này. Ảnh: TĐ - HK (tháng 12/2013) |
|
Khi các cầu treo ở thượng nguồn sông Kôn thuộc xã miền núi Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh đã bị sập do lũ cuốn trôi, người dân kết bè tre chở người, hàng qua lại bằng cách buộc dây hai bên bờ sông kéo trên dòng nước xiết. Ảnh: TĐ - HK |
Chui vào túi nilông để... vượt suối
|
Các cô giáo ở bản Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ (Điện Biên) chui vào những bao nilông và ngồi lọt thỏm trong bao cho miệng bao trùm kín quá đầu. Những thanh niên trai bản biết bơi sẽ túm gọn miệng bao “đựng” cô giáo và kéo các cô bơi vượt qua suối. Ảnh trích từ clip của cô giáo Tòng Thị Minh |
Tròng trành bè mảng qua sông
|
Bè mảng được người dân ở Lai Châu đóng sẵn để đi lại khi lũ về cuốn trôi cầu |
|
65 hộ dân người Nùng ở Xuân Lũng, xã Bình Trung, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) đi lại bằng cách duy nhất là vượt con sông Kỳ Cùng hung dữ, đây là con sông duy nhất bắt nguồn từ Việt Nam và chảy sang Trung Quốc và có độ dốc rất cao, nước chảy xiết. Ảnh: LAD |
|
Trẻ em trường tiểu học khu lẻ Đồng Mậm (Sơn Hải, Lục Ngan, Bắc Giang) phải tự chèo thuyền qua hồ chứa nước khổng lồ có chiều dài lên tới 30 km, nơi rộng nhất 7 km, độ sâu trung bình từ 40-80m.Hình ảnh được ghi lại vào tháng 11/2013. (Ảnh: Lê Hiếu). |
|
Năm 2012, tại huyện vùng cao Sơn Hà - Quảng Ngãi, hàng ngàn người dân, học sinh phải đánh cược tính mạng của mình bằng cách đi bè đu dây vượt sông Re làm ăn, đến trường mỗi ngày. (Ảnh: Báo Quảng Ngãi). |
Đu dây qua sông
|
Các hộ dân kinh tế mới đến từ huyện Đại Lộc (Quảng Nam) trú bên kia sông thuộc làng Nông Nội, xã Đăk Nông và người dân thuộc tiểu khu 154 xã Đăk Ang khi qua sông Pô Kô phải đu mình trên dây thép. Người dân sử dụng dây thép buộc vào hai bên bờ sông, rồi dùng ròng rọc trượt trên dây thép và treo người phía dưới để qua sông. Ảnh: TTN |
|
Năm 2010, sự việc học sinh đu dây cáp vượt sông Pô Kô, cao cách mặt nước khoảng 20 mét, dài 150 mét để sang vùng sản xuất thuộc tiểu khu 154, xã Đak Ang (huyện Ngọc Hồi) thu hút sự quan tâm của dư luận. Trong ảnh là em Trần Thị Anh Tuyết một mình đu dây đến trường, đầy nguy hiểm. (Ảnh: Tuổi Trẻ). |
Bơi lội qua sông
|
Hình ảnh các em nhỏ tại bản Ông Tú, Ka Oóc, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình phải tự bơi vượt qua sông đến trường được ghi lại tháng 9/2011 cũng từng gây chấn động dư luận. Trước đây, để qua bên kia sông, dân bản có một cây cầu khỉ bằng cây rừng nhưng đã bị lũ cuốn trôi. (Ảnh: CAND). |
|
Mỗi sáng sớm tinh mơ, hơn 70 học sinh người Ba Na của ba làng Biêng, Kia 1 và Kia 2, xã An Trung, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai phải lội qua đoạn sông Ba dài hơn 50m đến học tại Trường THCS Kpă Klơng ở trung tâm xã. Ảnh: T.D |
Chèo thuyền qua sông
|
Học sinh xã Xuân Thái, huyện miền núi Như Thanh (Thanh Hóa) ngày ngày phải chèo thuyền vượt hồ Sông Mực đầy nguy hiểm để tới trường. Ảnh: TVN |
Mai Loan (tổng hợp)
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-con-duong-den-truong-day-hiem-hoa-cua-hoc-sinh-viet-a26108.html