+Aa-
    Zalo

    [E] Những cổ vật giá trị nhất từng được đấu giá, món đắt nhất có giá “không tưởng”

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Các món cổ vật có công dụng chẳng khác gì những đồ vật bình thường nhưng lại mang giá trị lên tới hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu USD.

    Những cổ vật giá trị nhất từng được đấu giá, món đắt nhất có giá “không tưởng”

    Hoa Anh Thịnh

    Các món cổ vật có công dụng chẳng khác gì những đồ vật bình thường nhưng lại mang giá trị lên tới hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu USD.

    Bảo kiếm thời Càn Long

    Thanh bảo kiếm dưới thời vua Càn Long được bán với giá 7,7 triệu USD năm 2008 (gần 180 tỷ đồng, thời điểm hiện tại). Giá trị thanh kiếm tăng hơn 1,7 triệu USD so với phiên đấu giá năm 2006. Nó được dát vàng, bạc, được chạm khắc tinh tế. Người ta chế tạo khoảng 90 thanh kiếm để làm báu vật quốc gia dưới thời Càn Long nhưng giá trị của chúng tùy thuộc vào thẩm mỹ và vai trò trong lịch sử.

    Mâm bạc Germain

    Nhà kim hoàn Thomas Germain đã đúc chiếc mâm tinh xảo bằng bạc dành riêng cho vua Louis XV. Từ năm 1723, Germain chỉ phục vụ hoàng tộc vì được ưu ái nhờ phong cách Rococo thời thượng lúc bấy giờ. Trên nắp đậy là hình những món ăn từ rau quả, chim muông, tay nắm có hình đầu lợn rừng. Rất ít mâm bạc từ thế kỷ 18 còn sót lại nên chiếc này có giá trị vô cùng cao. Tháng 11/1996, nó đã được bán với giá hơn 9,7 triệu USD (hơn 226,6 tỷ đồng, thời điểm hiện tại).

    Tủ thư ký của Gia đình Goddard & Townsend

    Hai gia đình Goddard và Townsend sống ở Mỹ vào thế kỷ 18 tại một khu dân cư chuyên nghề mộc tại Rhode Island. Chiếc tủ ra đời năm 1760, cao 2,8m làm từ gỗ dái ngựa, thiết kế trang nhã cổ điển. Nó là 1 trong 7 đến 9 sản phẩm của 2 nhà Goddard & Townsend còn tồn tại, khiến nó trở thành một báu vật đáng khao khát của các nhà sưu tầm. Chủ nhân mới của chiếc bàn thư ký cổ này là gia đình Brown, sau khi đưa ra mức giá 11,4 triệu USD tại cuộc đấu giá do Christies tổ chức tại New York vào năm 1989 (hơn 266 tỷ đồng, thời điểm hiện tại).

    Vương miện ngọc lục bảo của công nương Katherine Henckel

    Vương miện này nạm 11 viên ngọc lục bảo quý hiếm từ Colombia với độ trong hoàn hảo, tổng trọng lượng lên tới 500 carat. Người chủ đầu tiên là Katharin, vợ thứ 2 của hoàng tử Guido Henckel von Donnersmarck nước Đức và sau đó là vợ của Hoàng đế nước Pháp - Napoleon III. Tại phiên đấu giá tại nhà Sotheby vào tháng 5/2011 chiếc vương miện được bán với 12,1 triệu USD (hơn 282,7 tỷ đồng, thời điểm hiện tại). Tuy nhiên, danh tính người chủ mới của chiếc vương miện tuyệt này vẫn còn là bí ẩn.

    Âu vàng thời Minh

    Món cổ vật này được xác định có niên đại từ thời Tuyên Đức, thuộc về triều Minh, một trong những triều đại nổi tiếng nhất với đồ tạo tác Trung Quốc. Hiện trên thế giới chỉ còn 8 chiếc âu cùng loại. Chiếc âu cổ này được làm hoàn toàn bằng vàng ròng, chạm khắc hình rồng, có ba chân và khảm ngọc trai. Nó đã được bán vào tháng 4/2008 trong một cuộc đấu giá với giá 14,2 triệu USD (hơn 329 tỷ đồng, thời điểm hiện tại).

    Tù Olyphant

    Chiếc tù được chế tác thế kỷ 11, mài giũa và chạm trổ từ một ngà voi lớn, hoa văn thể hiện những con vật gồm thỏ, ngỗng và nai. Trên thế giới chỉ có 6 tù và ngà voi tương tự. Chúng được làm theo yêu cầu của các nhà quý tộc và hoàng gia, nhằm phục vụ săn bắn hay tham gia chiến trận. Đây là cổ vật đắt giá nhất thế giới từng được đêm ra đấu giá tại Bắc Âu. Theo ước tính, giá trị của nó vào khoảng 16,1 triệu USD (hơn 376 tỷ đồng).

    Tủ Badminton

    Tủ Badminton là một trong những đồ nội thất tinh tế nhất được chế tác tại Florence trong thời gia đình Medici thống trị. Người ta đã và mất sáu năm với 30 người thợ thủ công mới hoàn thành được tuyệt phẩm này.

    Trước đây, nó từng được bán cho Hoàng tử của Liechtenstein, nhưng hiện tại nó đang được đặt trong Bảo tàng Liechtenstein để phục vụ du khách tham quan. Đến nay, đây vẫn là chiếc tủ đắt nhất thế giới với giá trị ước tính khoảng 28,8 triệu USD (hơn 672,8 tỷ đồng).

    Cổ bản Leicester của Leonardo da Vinci

    Thomas Coke, bá tước Leicester (Anh) đã mua cuốn sổ ghi chép của nhà bác học Leonardo DaVinci năm 1719, từ đó tài liệu có tên là Cổ bản Leicester. Các nội dung về sáng chế được DaVinci viết ngược suốt 72 trang, cùng nhiều bản nháp và phác họa, lý thuyết về địa chất, hóa thạch và thiên văn.

    Năm 1994, tỷ phú Bill Gates đã thắng phiên đấu giá và sở hữu Cổ bản Leicester với mức giá 30,8 triệu USD (hơn 719,5 tỷ đồng, tỷ giá hiện tại). Không giữ cho riêng mình, ông scan từng trang một công bố trên mạng và thường đưa cuốn sổ đi triển lãm vòng quanh thế giới.

    Bình gốm đời Thanh

    Chiếc bình này được chế tác vào những năm 1740 ở thế kỷ 18. Các hoa văn tinh xảo, rõ nét và hài hòa của nó được ca ngợi là đỉnh cao của nghệ thuật làm gốm. Dấu ấn triện của hoàng gia thể hiện nó ra đời vào đời vua Càn Long.

    Một nhà thám hiểm đã mua nó khi tới Trung Quốc, đem về Anh, sau đó bán lại. Ban đầu, nó chỉ có giá 1.000 USD vì bị nghi là đồ giả nhưng sau khi xác thực là hàng "chuẩn", giá trị lập tức vọt lên 1 triệu USD, rồi tăng không ngừng với giá trị không tưởng, 84,8 triệu USD (gần 2.000 tỷ đồng) và được xem là cổ vật đắt nhất từng được bán đấu giá từ trước đến nay.

    DOISONGPHAPLUAT.COM |

    <% include googleAnalystic %>
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-co-vat-gia-tri-nhat-tung-duoc-dau-gia-mon-dat-nhat-co-gia-khong-tuong-a546202.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan