Dưới đây là một số dịch bệnh nguy hiểm và gây nhiều thương vong nhất trên thế giới trong lịch sử phát triển của loài người, những căn bệnh nguy hiểm có sức lây lan và gây thiệt hại không kém gì chiến tranh, thiên tai.
1. Đại dịch Antonine
Ngược dòng lịch sử, chúng ta cùng trở về với 15 năm kinh hoàng trên "lục địa già" từ 165 - 180. Dịch bệnh Antonine kéo dài tới 15 năm, làm suy tàn đế chế La Mã từng hùng bá châu Âu.
Hơn 1/3 dân số châu Âu thời đó, ước tính khoảng 5 triệu người đã thiệt mạng trong hơn 1 thập kỷ kinh hoàng đó.
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được cụ thể nguồn bệnh của đại dịch. Các ghi chép sơ sài còn lại mô tả các triệu chứng bệnh nhân bao gồm sốt, tiêu chảy, viêm cổ họng nhưng từng đó là chưa đủ để kết luận xem đó là bệnh sởi, đậu mùa hay dịch hạch.
2. "Cái chết đen"
Kinh hoàng và ám ảnh nhất không gì khác chính là đại dịch “cái chết đen” diễn ra trong 13 năm, từ 1338 tới 1351.
Mô tả về sức phá hủy của nó, người ta ví von rằng “trong 13 năm liền, nó ngự trị trên toàn châu Âu như một ông hoàng, lấy đi sinh mạng của 75 triệu người vô tội”.
“Cái chết đen” là mỹ từ dành tặng căn bệnh dịch hạch, vốn có xuất thân từ Trung Quốc, nơi cũng từng bùng phát thành dịch những năm đầu thập niên 1330.
Những con chuột đã theo chân tàu buôn mang mầm bệnh tới hải cảng Sicily và bùng phát trên toàn lục địa già, phủ một “màn u ám” lên “đêm trường Trung cổ” châu Âu.
Trong điều kiện y tế còn chưa thực sự phát triển, người bệnh có các biểu hiện sốt, nhức đầu, buồn nôn, phát ban đau đớn tới chết.
3. Dịch đậu mùa châu Mỹ
Cuối thế kỷ thứ 15, Colombus phát hiện ra châu Mỹ, mở ra một thời kỳ mới cho thế giới con người. Thế nhưng, chỉ sau khoảng 1 thế kỷ, toàn cầu đã chấn động với dịch bệnh khủng khiếp tại châu lục này: bệnh đậu mùa.
Căn bệnh “tưởng như bình thường” ấy lây lan nhanh chóng, biến dạng rất nhanh và giết chết hàng vạn sinh mạng. Những bộ tộc người da đỏ bản địa như Piegan Cherokee và Mandan là những tộc người chịu hậu quả nặng nề nhất.
Nhiều tài liệu cho thấy, căn bệnh được truyền đến từ châu Âu. Ước tính rằng, trong giai đoạn 1770, bệnh đậu mùa đã giết chết hơn 30% tổng số dân ở bờ biển Tây Bắc châu Mỹ.
Tới những năm 1850, chỉ tính riêng ở bang Tây Washington, số người thiệt mạng vì dịch bệnh đã chiếm 2/3 dân cư nơi bản địa.
Có thể nói, đây là một trong những đại dịch kéo dài và âm ỉ nhất trong lịch sử loài người, diễn ra trong khoảng hơn 400 năm trước khi kết thúc và giết hại 1,5 triệu người Mỹ bản xứ tính tới năm 1900.
4. Dịch cúm Tây Ban Nha
Sức thiệt hại về người của cuộc Chiến tranh thế giới I vẫn chưa thấm vào đâu so với thương vong từ thảm kịch cúm Tây Ban Nha - đã có 50 - 100 triệu người thiệt mạng vì dịch bệnh.
Bệnh cúm này nguy hiểm ở chỗ nó tương tự cúm thường, nhưng có biến chứng làm làn da người bệnh chuyển sang màu xanh, ho dữ dội dẫn tới tự xé cơ bụng, ói mửa, tiểu tiện không tự chủ, thậm chí dẫn đến chảy máu miệng và mũi vô cớ.
Xuất hiện lần đầu tiên tháng 8/1918, dịch cúm tấn công đồng thời các thành phố Tây Ban Nha, Boston (Mỹ), Brest (Pháp)...
Virus nhanh chóng lan rộng khắp thế giới nhờ không khí và đường du lịch, áp đảo hoàn toàn số lượng bác sĩ và y tá. Ở đỉnh cao của ổ dịch, hơn 500 triệu người đã nhiễm bệnh.
5. Dịch cúm châu Á
Đại dịch cúm này xảy ra đúng vào thời kỳ đầu của xu hướng toàn cầu hóa. Xét về mặt quy mô, đại dịch này lan rộng trên lãnh thổ của rất nhiều quốc gia. Ban đầu, nó được phát hiện tại tỉnh Quý Châu, Trung Quốc.
Trong một thời gian ngắn sau, bệnh nhanh chóng lan tới Singapore tháng 2/1957, rồi Hồng Kông, Ấn Độ, Philippines, thậm chí lan sang phương Tây như Anh, Australia, Mỹ…
Nguồn gốc của đại dịch được cho là từ chủng virus cúm H2N2 có trên một số con vịt hoang dã bị đột biến, dẫn tới khả năng lây truyền trên cơ thể người.
Vào thời điểm đại dịch lên tới đỉnh, nạn nhân chủ yếu chính là các em học sinh - những người có sức đề kháng chưa cao. Thế giới ghi nhận vào năm 1957, 50% học sinh Anh nhiễm virus này, đặc biệt trong các trường nội trú thì tỉ lệ còn cao hơn - 90%.
Cho tới khi ổ dịch được dập tắt, trên thế giới đã có khoảng 2 triệu trường hợp bị tử vong vì chủng virus quái ác trên.
6. Bệnh dịch tả
Đại dịch tả 1892 ở Đức |
Đại dịch tả 1817 ngay từ thời cổ đại, Ấn Độ đã phải đương đầu với sự nguy hiểm của dịch tả. Căn bệnh này xuất hiện tại châu Á vào khoảng 600 năm trước Công nguyên và lần đầu tiên được giới y học ghi nhận vào năm 1563 tại Ấn Độ. Đại dịch trên xuất hiện từ các tuyến đường thương mại cả đường bộ lẫn đường thủy đến Nga năm 1817.
Sau đó, nó lan sang các khu vực còn lại của châu Âu và từ châu Âu bùng phát, lan sang Bắc Mỹ. Tổng cộng đã có khoảng 7 trận đại dịch tả xảy ra trong vòng 200 năm lấy đi mạng sống của hàng triệu người.
7. Bệnh SARS
Trong vòng vài tuần, bệnh SARS lây lan sang 37 quốc gia thông qua đường du lịch hàng không. |
SARS là chữ viết tắt của Hội chứng hô hấp cấp nặng, được gây ra bởi coronavirus SARS. Lần đầu tiên virus này nhiễm vào cơ thể người là vào cuối năm 2002 ở Trung Quốc. Trong vòng vài tuần, nó lây lan sang 37 quốc gia thông qua đường du lịch hàng không. Virus SARS đã lây nhiễm sang khoảng 8.000 người trên toàn thế giới, trong đó khoảng 800 người tử vong.
Hầu hết các bệnh nhân bị nhiễm coronavirus SARS đều phát triển bệnh viêm phổi. Virus lây lan qua sự tiếp xúc giữa người bị bệnh với người không bị bệnh. Việc truyền nhiễm được cho là qua chất dịch của bệnh nhân (đờm, nước mũi, nước bọt...) từ việc người bệnh ho hoặc hắt hơi. Bệnh cũng có thể lây lan khi chạm vào những vật dính chất dịch đó. SARS cũng có thể lây lan rộng hơn trong không khí.
8. HIV/AIDS
Một trong những trường hợp bị nhiễm HIV đầu tiên được ghi nhận |
HIV là từ viết tắt của loại virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Khi vào cơ thể người, loại virus này tấn công và phá vỡ hệ thống miễn dịch, dẫn đến tình trạng gọi là AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải). Nếu không có một hệ thống miễn dịch hoạt động tốt, những người bị AIDS còn dễ bị mắc phải những tổn thương khác, thường gây ra nhiễm trùng, dẫn đến tử vong.
Virus lây lan qua máu, tinh dịch và chất dịch cơ thể khác. Hầu hết những người nhiễm virus HIV đều qua quan hệ tình dục hoặc chia sẻ thuốc tiêm với người bị nhiễm.
Kể từ khi xuất hiện vào những năm 1980, HIV đã lây nhiễm sang 60 triệu người và khiến khoảng 30 triệu người tử vong.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng Bệnh (CDC), tại Hoa Kỳ, có khoảng 50 nghìn người bị nhiễm HIV mỗi năm. Vào cuối năm 2009, 1,1 triệu người sống chung với HIV. Ước tính có khoảng 18% những người bị bệnh này không biết họ bị nhiễm. Trên toàn thế giới, năm 2010, có khoảng 1,8 triệu trường hợp tử vong; năm 2011, có thêm khoảng 2,5 triệu trường hợp nhiễm HIV.
9. Bệnh sốt rét
Bệnh chủ yếu do muỗi gây ra |
Các ký sinh trùng gây bệnh sốt rét Plasmodium vào máu của người thông qua việc muỗi đốt và chúng đi đến gan. Cuối cùng chúng thoát khỏi gan để xâm nhập vào máu, gây nhiễm các tế bào hồng cầu, và phá vỡ việc cung cấp máu đến các cơ quan khác.
Các bệnh sốt rét do muỗi gây ra từ thời cổ đại đến nay vẫn tiếp tục trở thành vấn đề của toàn cầu. Theo WHO, ở nhiều nơi trên thế giới, loài ký sinh trùng của căn bệnh này đã kháng với một số loại thuốc chống sốt rét.
Trong năm 2010, ước tính có khoảng 219 triệu người trên thế giới đã bị nhiễm và 660 nghìn người chết vì sốt rét. Căn bệnh này phổ biến ở các vùng nhiệt đới như châu Phi, châu Á và châu Mỹ, trong đó khoảng 90% bệnh xảy ra trong khu vực châu Phi.
10. Dịch Ebola
Theo ghi nhận thì từ đầu vụ dịch năm 2014 đến ngày 1/8/2014 dịch bệnh Ebola đã ghi nhận 1603 trưởng hợp mắc bao gồm 887 trường hợp tử vong tại 04 nước Guinea (485/358), Liberia (468/255), Nigeria (4/1), and Sierra Leone (646/273).
Từ ngày 31/7 tới 1/8/2014, tại 4 nước (Guinea, Liberia, Nigeria và Sierra Leone) đã ghi nhận thêm 163 trường hợp mắc mới bao gồm 61 trường hợp tử vong cụ thể tại: Guinea (13/12), Liberia (77/28), Nigeria (1/0), và Sierra Leone (72/21).
11. Dịch tả
Bệnh tả là căn bệnh phổ biến ở Ấn Độ trong nhiều thế kỷ và sau đó lan truyền ra khắp thế giới vào thế kỷ 19. Con đường lây nhiễm phổ biến nhất của căn bệnh này là thực phẩm và nước uống.
Dịch xuất hiện đầu tiên từ các tuyến đường thương mại (trên đất liền và trên biển) từ Ấn Độ đến Nga năm 1817, sau đó lan sang các phần còn lại của châu Âu, và từ châu Âu sang Bắc Mỹ.
Chỉ trong 200 năm đã có 7 trận đại dịch đã xảy ra trên thế giới. Năm 1832, gần 40.000 người dân Paris, Pháp chết vì dịch tả, trong đó có cả tể tướng. Dịch tả tấn công nước Anh vào năm 1848-1849 làm 70.000 người chết. Dịch tả tấn công nước Mỹ khiến Tổng thống thứ 11 James K. Polk cũng qua đời vì căn bệnh này vào năm 1849.
Sang thời cận đại, riêng tại miền Bắc Việt Nam thời Pháp thuộc năm 1937, dịch tả đã giết hại hơn 75.000 người. Dịch tả bùng nổ ở Peru vào năm 1991, lan truyền sang Ecuador, Colombia, Mexico và Nicaragua khiến hơn 12.000 người chết.
Một bệnh nhân mất nước nghiêm trọng vì bệnh tả |
Ngày nay, dịch tả vẫn bùng nổ ở một số nơi trên thế giới, với khoảng 3 đến 5 triệu người mắc bệnh và 120.000 người tử vong mỗi năm. Dịch tả lớn nhất xảy ra gần đây ở Haiti vào năm 2010, khiến hơn 7000 người chết.
Bệnh nhân mắc tả có các triệu chứng giống bị cúm, như nôn mửa, tiêu chảy, co giật dẫn đến mất nước nghiêm trọng và bệnh nhân sẽ chết nếu không được bù nước hợp lý trong quá trình hệ miễn dịch chiến đấu với căn bệnh.
Tổng hợp