“Tây Du Ký” là một trong bốn bộ tiểu thuyết cổ đại nổi tiếng nhất của Trung Quốc. Những giá trị tinh thần văn hóa tốt đẹp thể hiện qua Tây Du Ký đến nay vẫn được lưu giữ một cách nguyên vẹn.
Trong truyện người đọc không khỏi ấn tượng với Tôn Ngộ Không một đường trừ gian diệt ác, hay một Sa Ngộ Tĩnh cần mẫn chăm chỉ, thậm chí là Chư Bát Giới tham ăn lười làm, đôi lúc lại háo sắc.
Ngoài nhưng nhân vật chính, những vị thần tiên thần thông quang đại, dưới ngòi bút của Ngô Thừa Ân, những Tiểu Yêu Quái mà bốn thầy trò gặp trên đường đi Tây Thiên thỉnh kinh cũng được khắc họa một cách vô cùng đáng yêu.
Bá Ba Nhi Bân và Bân Ba Nhi Bá
Hai huynh đệ Bá Ba Nhi Bân và Bân Ba Nhi Bá. -Ảnh:Kknews |
Hai tiểu yêu quái này vốn là một đôi cá thành tinh, theo lệnh của Long Vương trông coi tháp, tuy nhiên không nghĩ rằng xui xẻo gặp phải Tề Thiên Đại thánh Tôn Ngộ Không. Kết quả bị vị Tôn Hành Giả trực tiếp cắt sạch miệng cá, cuộc sống sau này của hai Tiểu Yêu không cần nói cũng có thể đoán được sẽ thảm hại đến mức nào.
“Bá” là tên gọi khác của sông, ví dụ như sông Bá Kiều ở Tây An (Trung Quốc). Tiểu yêu lấy họ Bá ngụ ý về nơi sinh sống của mình, còn “Bân Ba” chỉ về công việc cả đời làm thuộc hạ cho người khác, tất bật ngược xuôi của hai anh em ngư tinh.
Tiểu Toàn Phong
Tiểu Toàn Phong. - Ảnh: Kknews |
Tiểu Toàn Phong là lính truyền tin của Đại Bằng đại vương, tiểu yêu mỗi lần có lệnh xuống núi đều rất vui vẻ hát “ Đại vương sai ta đi tuần núi!” Khi Tôn Ngộ Không đi thăm dò tin tức, trùng hợp gặp tiểu yêu quái này trên dốc Sư Đà.
Tôn Ngộ Không còn lừa gạt nói mình là Tổng Toàn Phong, chức vị cao hơn Toàn Phong, quả nhiên Tiểu Toàn Phong nhẹ dạ cả tin liền khai hết việc mình được Đại vương sai đi bắt sư phụ của Tề thiên Đại thánh Tôn Ngộ Không năm xưa đại náo Thiên cung.
Cái tên “Tiểu Toàn Phong” có rất nhiều ngụ ý. Khi Tôn Ngộ Không sơ suất, liền bị Đại Bằng yêu quái thu vào bình Âm Dương. Trong lúc nguy cấp, nhớ đến ba sợi lông cứu mạng của Quan Âm Bồ Tát ban cho, sợi lông biến thành một cái dùi, đục một lỗ trong bình Âm Dương, “hoàn” ở đây chính để chỉ dùi, đục xong trong bình liền bắt đầu nổi gió, là chữ “Phong” trong “ Tiểu Toàn Phong”.
Hữu Lai Hữu Khứ
Tiểu yêu tốt bụng Hữu Lai Hữu Khứ. - Ảnh: Kknews |
Hữu Lai Hữu Khứ là thuộc hạ của Trại Thái Tuế, vốn là một yêu quái lương thiện nhưng bất đắc dĩ phải đi theo Thái Tuế làm người hầu. Thái Tuế ma vương cướp đi Kim Thánh Cung nương nương của hoàng đế Chu Tử Quốc, tuy nhiên trên người nương nương mặc một chiếc áo do Tử Dương chân nhân tặng, toàn thân mọc đầy gai khiến Thái Tuế chỉ dám nhìn chứ không thể động vào.
Hữu Lai Hữu Khứ mỗi năm đều được phái đi bắt thêm một vài cung nữ của Chu Tử Quốc cho Đại vương. Trên đường đi gặp Tôn Ngộ Không, tiểu Yêu này liền kể lể: “Đại vương nhà ta quá dã man, năm nào cũng bắt ta đi tìm cung nữ, đến cuối cùng đều chết hết.” Có thể thấy Hữu Lai Hữu khứ tuy là yêu quái nhưng tâm địa lại rất thiện lương.
Cái tên “Hữu Lai Hữu Khứ” cũng có nguồn gốc rất đặc biệt. Năm xưa Thái Tuế vẫn còn là Thái tử, từng lỡ đánh bị thương con gái của mẹ nuôi Phật Tổ Như Lai, coi như báo thù Thái Tuế liền cướp vợ của Quốc vương Chu Tử Quốc. Như vậy hẳn “Hữu Lai Hữu Khứ” chính là chỉ việc ăn miếng trả miếng năm xưa của Thái Tuế Đại vương.
Quỷ Tinh Tế và Trùng Lanh Lợi
Quỷ Tinh Tế và Trùng Lanh Lợi. - Ảnh: Kknews |
Ngân Giác Đại vương sử dụng pháp thuật điều khiển ba ngọn núi đè Tôn Ngộ Không, đồng thời cho hai tiểu yêu Quỷ Tinh Tế, Trùng Lanh Lợi dùng Tử Kim Hồ lô cùng Ngọc Chỉ Bình đi bắt Tôn Hành Giả vào bên trong. Giữa đường đi thì bị Tôn Ngộ Không lừa gạt, nói mình cũng có một chiếc bình như vậy, cao cấp hơn bình hồ lô hai Tiểu Yêu có. Nhờ có Na Tra giúp đỡ, hai tiểu yêu quái tin lời lập tức lấy chiếc hồ lô thật để đổi lấy chiếc hồ lô giả của Tôn Ngộ Không.
Tên của hai yêu quái này, ngụ ý chế giễu rất rõ ràng: “Các ngươi đúng là rất thông minh, lanh lợi nhưng vẫn bị ta nhốt vào hồ lô cả thôi.”
Ngoài ra, còn một số tiểu yêu thuộc hạ của Hồng Hài Nhi như Vân Đoan Vụ, Vụ Lý Vân, Cấp Như Hỏa,... đều được lấy để ám chỉ thuộc tính binh khí của Hồng Hài Nhi.
Nhâm Huế (Theo Kknews)