+Aa-
    Zalo

    Lý do khiến người không am hiểu quân sự như Lưu Bị có thể tạo dựng nên nhà Thục (Kỳ 1)

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trong thời điểm các chư hầu phân tranh Tam Quốc, người có thể khiến Tào Phi và Lục Tốn cho rằng “không hiểu binh” như Lưu Bị tại sao có thể tạo dựng nên một đất nước?

    Trong thời điểm các chư hầu phân tranh Tam Quốc, phát động chiến tranh khắp nơi, người không hiểu quân sự muốn đứng vững còn khó, người có thể khiến Tào Phi và Lục Tốn cho rằng “không hiểu binh” như Lưu Bị tại sao có thể tạo dựng nên một đất nước?

    Lưu Bị. - Ảnh minh hoạ: Baidu.

    Khi trận chiến Di Lăng đến giai đoạn nước rút, Lưu Bị đã cho người dựng lên doanh trại trên tuyến đường Đông Tây cách nhau 700 dặm, Ngụy Văn Đế Tào Phi biết được tin này, liền nói với thuộc hạ rằng: “Lưu Bị không hiểu quân sự, làm sao 700 dặm liên doanh có thể công kích được kẻ địch! Đóng quân ở một vùng địa thế hiểm yếu, thấp trũng như vậy chỉ khiến kẻ  dịch dễ dàng công kích hơn mà thôi.”

    Ngoài ra còn cho rằng Lưu Bị đã phạm vào đại kỵ của các nhà dụng binh. Lục Tốn trong lúc viết thư gửi cho Tôn Quyền cũng nhắc đến: “Nhìn lại những trận đánh được bày bố bởi Lưu Bị, đều là bại nhiều thắng ít.” Bởi vậy, cho dù Lưu Bị có tiến quân vào Đông Ngô trong vòng năm sáu trăm dặm, cũng không phải là điều đáng lo ngại.

    Tôn Quyền. - Ảnh minh hoạ: Sina.

    Quả nhiên sau đó, Lưu Bị đã bị Lục Tốn của Đông Ngô đánh bại, toàn bộ binh sỹ quân đội, thuyền bè cùng vũ khí đều mất trắng, nước Thục trải qua thiệt hại lớn như vậy cũng là nguyên nhân khiến Lưu Bị hối hận day dứt và qua đời năm thứ 2 sau đó.

    Tuy nhiên, Lưu Bị từ khi đảm nhiêm chức vụ huyện úy An Hỉ, sau đó là huyện lệnh Bình Nguyên, nắm quyền thứ sử Từ Châu, thứ sử Phán Châu, thứ sử Ích Châu, có thể coi như dùng nửa cuộc đời xông pha nơi trận mạc.

    Đến sau này, Lưu Bị dựng nên nhà Thục, lên ngôi hoàng đế, thế lực quân sự cũng không ngừng mở rộng, tận khi có được một phần ba thiên hạ, điều này cho thấy việc dùng binh của Lưu Bị vẫn có hiệu quả.

    Trong thời điểm các chư hầu phân tranh Tam Quốc, phát động chiến tranh khắp nơi, người không hiểu quân sự muốn đứng vững còn khó, người có thể khiến Tào Phi và Lục Tốn cho rằng “không hiểu binh” như Lưu Bị tại sao có thể tạo dựng nên một đất nước?

    Không bao giờ nhắc đến thất bại

    "Bại nhiều thắng ít" gần như là bốn chữ gắn liền với kinh nghiệm sa trường của Lưu Bị, tuy nhiên điểm khác biệt của Lưu Bị với các chư hầu vừa bại đã gục đó chính là Lưu Bị tuyệt đối không từ bỏ, ngã xuống, lại đứng lên, tiếp tục tìm cơ hội đảo ngược tình thế. 

    Lưu Bị nhờ việc lập công trong trận dẹp loạn quân Hoàng Cân được phong chức huyện lệnh Cao Đường. Sau khi bị quân Hoàng Cân đánh bại, Lưu Bị đầu quân cho Công Tôn Toán trở thành Biệt Bộ tư mã, đi theo thứ sử Thanh Châu phòng bị Viên Thiệu. Bởi vì lập được công, ông lại tiếp tục thăng chức lên Huyện lệnh Bình Nguyên.

    Sau khi Đào Khiêm qua đời, Lưu Bị được thay thế lên chức Thứ sử Từ Châu. Lúc này Lưu Bị phạm phải một sai lầm lớn, chính là thu nhận Lữ Bố - một bại tướng dưới tay Tào Tháo. Nhân cơ hộ Lưu Bị và Viên Thuật tranh chấp giằng co, Lữ Bố đã đánh lén và chiếm lấy Phi Thành, Lưu Bị vì thế không thể không cầu hòa với Lữ Bố.

    Lữ Bố. - Ảnh minh hoạ: Baidu.

    Tuy nhiên Lưu Bị không vì vậy mà phụ thuộc Lữ Bố, nhẫn nhịn làm một viên quan hay một vị khách, mà quay trở lại Tiểu Bái, lại tập hợp được hơn một vạn người. Điều này đương nhiên sẽ khiến Lữ Bố trở nên đề phòng cảnh giác, liền dẫn binh tiến đánh. Kết quả Lưu Bị thảm bại phải tháo chạy, sau đó quy thuận Tào Tháo.

    Dưới trướng Tào Tháo, trên danh nghĩa Lưu Bị được mời đến triều đình, Tào Tháo đối xử với Lưu Bị rất tốt, nhưng ông không hề mong một cuộc sống nhàn nhã, phú quý, mà vẫn luôn muốn quay lại Phi Thành tập hợp tản binh của mình.

    Tào Tháo cung cấp cho Lưu Bị quân lương, bổ sung binh lính, để Lưu Bị tiến quân đánh Lữ Bố. Mặc dù nhiều lần thất bại, Lưu Bị vẫn theo Tào Tháo trở về Hứa Huyện, cũng không từ bỏ nguyện vọng của mình. Biết tin Viên Thuật xưng đế không thành, có ý định qua Từ Châu nhờ vả Viên Thiệu, Lưu Bị mượn cơ hội này xin dẫn quân tấn công Viên Thiệu.

    Đến Từ Châu, Lưu Bị đợi đến khi Chu Linh viên tướng dưới trướng Tào Tháo quay trở về, liền giết Thứ sử Từ Châu Từ Vị để chiếm vị trí Thứ sử, đồng thời Lưu Bị và Viên Thiệu kết thành đồng minh.

    Sau đó Tào Tháo nhiều lần tiến quân tấn công Lưu Bị, nhận không ít thất bại tuy nhiên nhờ đó Lưu Bị đã có cơ hội thoát khỏi trướng của Viên Thiệu, đi đến Nhữ Nam và tránh được nhiều tai họa sau này. Tào Tháo đánh bại Viên Thiệu ở Quan Độ, quay lại tiếp tục tấn công Lưu Bị, lúc này Lưu Bị mới có cớ nương nhờ Lưu Biểu.

    Tào Tháo. - Ảnh minh hoạ: Baidu.

    Lưu Bị sau khi đến Phán Châu, mặc dù không còn nhận được sự tín nhiệm của Lưu Biểu, nhưng trong tay Lưu Bị có binh, lại chiếm đóng một vùng nên Lưu Bị vẫn không hoàn toàn phải phụ thuộc vào Lưu Biểu.

    Khi Tào đưa quân tiến đánh Phán Châu, Lưu Biểu chết, con trai Lưu Biểu là Lưu Tông lập tức đầu hàng Tào Tháo. Mặc dù không kịp đề phòng nhưng Lưu Bị vẫn nhanh chóng dẫn quân đi xuống phía Nam, sau đó có cơ hội kết đồng minh với Tôn Quyền, hợp sức đánh Tào.

    Trận chiến Xích Bích, Tôn Quyền đánh bại thủy quân Tào Tháo, thêm vào đó quân đội của Tào đồng loạt bị nhiễm dịch phải tạm lui về phía Bắc. Lưu Bị nhân cơ hội chiếm được 4 quận Giang Nam của Phán Châu, sau khi nền móng vững chắc, Lưu Bị tiếp tục tiến quân vào Tây Châu, ép Lưu Chương đầu hàng. Từ đây Lưu Bị đã từng bước có được địa bàn thuộc về mình.

    Có thể nói, chính vì những lần thất bại liên tiếp, nhưng không chấp nhận từ bỏ đã giúp Lưu Bị có cơ hội đạt được thành quả cuối cùng. Cùng thời Lưu Bị, có không ít người thế lực mạnh hơn Lưu Bị rất nhiều lần nhưng lại thiếu ý chí vượt qua thất bại, nên nhanh chóng bị các chư hầu áp đảo.

    Tiêu biểu có Hàn Phức sở hữu cả Đại Châu, Dực Châu, tuy nhiên khi Công Tôn Toán cho quân đến dẹp loạn, ngay cả giao chiến còn chưa bắt đầu đã bị dọa thừa sống thiếu chết. Viên Thiệu tiếp tục phái người hù dọa Hàn Phức một phen, ông ta đã vội vàng dâng cả Dực Châu cho Viên Thiệu.

    Còn tiếp...

    Nhâm Huế(Theo Sina)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ly-do-khien-nguoi-khong-am-hieu-quan-su-nhu-luu-bi-co-the-tao-dung-nen-nha-thuc-ky-1-a258920.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan