+Aa-
    Zalo

    Những bức ảnh “lừa tình ngoạn mục” bị “bóc phốt” không thương tiếc

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Like nhiều, view khủng nhưng thực chất những bức ảnh dưới đây chỉ là sản phẩm “lừa tình ngoạn mục”.

    Like nhiều, view khủng nhưng thực chất những bức ảnh dưới đây chỉ là sản phẩm “lừa tình ngoạn mục”.

    Con rắn hổ mang 3 đầu tại Ấn Độ: Nhiều người khi xem bức ảnh này đã rất kinh hãi và càng tin rằng đây là bức ảnh có thật, vì phía sau con rắn có một đám người đang tụ tập chụp hình.
    Tuy nhiên đây chỉ là một tấm ảnh đã bị các "thánh troll" đem ra Photoshop và đăng lại lên mạng. Sự thật là tấm ảnh gốc con rắn chỉ có 1 đầu thôi. 
    Venice vào đông, đóng băng toàn bộ Grand Canal: Hình ảnh dòng kênh đào - mạch giao thông chính của thành phố Venice hoàn toàn bị đóng băng đã khiến dân tình phải hốt hoảng nhưng cũng không kìm được sự trầm trồ vì vẻ đẹp ảo diệu của nó. Ai cũng tin rằng Grand Canal đã đóng băng thực sự.
    Thế nhưng sự thật sau đó đã bị phanh phui. Đây chỉ là ảnh Photoshop nghệ thuật của một giám đốc nghệ thuật có tên Robert Jahns, anh đã ghép hai tấm ảnh Piazza San Marco của Luis Manuel Osorio Fernando...
    ... với ảnh Hồ Bakail của Daniel Kordan để tạo ra một khung cảnh lạ không tưởng đến thế.
    Mực khổng lồ 49m dạt vào bờ biển: Cảnh tượng con mực khổng lồ dạt vào bờ biển khiến nhiều người tò mò vây quanh chụp hình đã khiến cả thế giới phải xôn xao. Theo thông tin đi kèm tấm hình, con mực này dạt vào một bờ biển ở Santa Monica, California, và nó chết có khả năng là do bị nhiễm phóng xạ từ nhà máy hạt nhân Fukushima ở Nhật.
    Trên thực tế đây đúng là một con mực bị dạt vào bờ nhưng nó không hề khổng lồ đến thế mà chỉ là một con mực bình thường, và bờ biển nơi nó... "an nghỉ" là ở Tây Ban Nha
    Vụ kẹt xe khủng khiếp nhất lịch sử Trung Quốc: Quốc lộ 110 của Trung Quốc từng xảy ra một vụ kẹt xe lịch sử vào ngày 14/8/2010, kéo dài 10 ngày, với hàng ngàn phương tiện giao thông chen chúc nối đuôi nhau hơn 100km. Mỗi tài xế chỉ có thể nhúc nhích được khoảng 1km/ngày và có một số người bị kẹt đến tận 5 ngày.
    Tuy nhiên trên thực tế đây chỉ là một bức ảnh "bị làm lố" từ ảnh gốc là Xa lộ 405 tại Los Angeles.
    Cậu bé Syria nằm giữa mộ bố mẹ: Đây là tấm ảnh đã khiến cả thế giới phải rơi nước mắt xót thương cho thân phận những đứa trẻ tại Syria.
    Tuy nhiên, sự thật đây chỉ là ảnh nghệ thuật chứ không phải là ảnh "người thật việc thật". Chủ nhân tấm ảnh là một nhiếp ảnh gia ở Ả Rập Saudi tên là Abdel Aziz Al-Atibi và đây là một tác phẩm trong dự án nghệ thuật vị niệm của anh. Được biết, anh chụp tấm ảnh để đời này vào ngày 3/1/2014, năm 24 tuổi, chủ thể của bức ảnh chính là cháu trai của anh, Ibrahim.
    Dòng sông thần tiên ở Fairy Pools trên Đảo Skye, Scotland (một địa danh có thật): Hình ảnh dòng sông xanh thẳm màu trời với hai vách đá phủ đầy hoa tím đã khiến dân mê du lịch phải nhao nhao lên truy lùng cho ra.
    Thế nhưng sự thật là bức ảnh này đã bị chỉnh màu đến không thể nhận ra. Bức ảnh gốc chụp sông Shotover ở Đảo Nam, New Zealand nhưng hai bên không phải là hoa tím.

    Tổng hợp

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-buc-anh-lua-tinh-ngoan-muc-bi-boc-phot-khong-thuong-tiec-a194646.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan