+Aa-
    Zalo

    Những bài học bảo vệ môi trường thú vị xung quanh cách người Nhật đổ rác

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Ở Nhật Bản thật khó để tìm thấy những hình ảnh rác vứt đầy đường hay ở cột điện... vì xứ sở mặt trời mọc có những quy định rất khắt khe về cả đổ rác và phân loại rác.

    Ở Nhật Bản thật khó để tìm thấy những hình ảnh rác vứt đầy đường hay ở cột điện... vì xứ sở mặt trời mọc có những quy định rất khắt khe về cả đổ rác và phân loại rác. 

    Phân loại rác và bỏ vào túi theo quy định

    Trên bao bì các sản phẩm ở Nhật đều có kí hiệu giúp người dùng dễ dàng phân loại sau khi không sử dụng nữa. 

    Quy định về phân loại ở mỗi nơi có thể khác nhau đôi chút, nhưng nhìn chung người Nhật sẽ chia rác làm 4 loại chính: rác nhựa, rác tái chế, rác đốt được và rác không đốt được.

    Điều này đòi hỏi bạn phải nắm rõ các nguyên tắc để phân loại rác vì đôi khi 1 số loại chai nhựa có phần thân và vỏ nylon ghi nhãn hiệu thuộc loại rác nhựa nhưng nắp chai lại là rác tái chế đấy nhé.

    Mỗi loại rác được cho vào túi ghi tên đàng hoàng

    Mỗi loại rác đều có túi đựng riêng. 

    Khi bạn đăng ký tạm trú tại một thành phố, tỉnh thành, hay một quận nào đó ở Nhật bạn sẽ được nhân viên của uỷ ban nhân dân tại điạ phương đó cấp một cuốn sách hướng dẫn cách vứt và đổ rác.

    Có những vùng có bao rác quy định riêng và người đăng ký tạm trú sẽ đuợc nhận bao từ uỷ ban nhân dân điạ phương. Tuy nhiên phần lớn người dân phải tự mua đúng với bao địa phương đã quy định.

    Sau khi rác được phân loại sẽ được bỏ vào các loại túi tương ứng và được nhân viên vệ sinh mang đi vào mỗi ngày nhất định trong tuần.

    Nếu không thực hiện đúng các nguyên tắc đó thì rác của bạn sẽ không được xe gom rác mang đi, rác sẽ bị bỏ lại với dòng nhắn “rác không phân loại đúng quy định”.

    Phế liệu, rác thải ngoại cỡ sẽ được đổ riêng và phải trả thêm phí

    Ở mỗi nơi, số tiền phải trả sẽ một khác, nhưng đều theo một quy định chung là rác càng to, phí càng lớn. Bạn có thể đăng kí đổ rác ngoại cỡ online hoặc gọi điện trước để thông báo với công ty xử lý rác thải. Đồng thời phải tốn một khoản phí từ 1.600 yên đến trên 5.000 yên Nhật (khoảng 300.000 đến gần 1 triệu đồng) để loại bỏ những rác thải có kích cỡ lớn như bàn ghế gỗ, tủ đựng, bàn kính trang điểm, giường, thảm, sofa, kệ sách,…

    Làm sạch chai lọ trước khi vứt

    Nghe có vẻ khó tin nhưng bạn thật sự phải làm sạch vỏ lọ trước khi vứt chúng đi. 

    Rác tài nguyên là những rác có thể tái chế được như chai lọ thuỷ tinh, chai nhựa, lon, sách báo, thùng giấy. Chai lọ trước khi vứt bạn phải xóc sạch bên trong và chia theo màu.

    Thường được chia theo 3 loại: chai không màu (màu trắng), chai màu nâu và các loại màu khác. Chai nhựa sẽ đuợc quẳng vào rác tài nguyên nếu trong hướng dẫn vứt rác của chai có mác hình tam giác và có chữ PET.

    Đổ rác phải theo giờ

    Không những có quy định phân loại rác nghiêm ngặt, người Nhật còn phải đổ rác theo giờ. Thông thường giờ đổ rác được quy định trước 9h sáng và không được đổ rác vào buổi tối. Những loại rác đốt được được thu gom 2 lần trong 1 tuần, rác không đốt được 1 lần trong 1 tuần, rác tài nguyên 2 tuần 1 lần.

    Những quy định về rác nếu bạn không thực hiện nghiêm ngặt thì thực sự bạn sẽ khó khăn khi sống tại đất nước mặt trời mọc.

    Ở Nhật, mỗi nhà máy xử lý rác có thể nói là một công trình kiến trúc tuyệt đẹp và phong cách độc đáo. Nhiệt lượng tạo ra từ quá trình thiêu hủy rác có thể lợi dụng để tạo nên các hồ bơi nước nóng phục vụ cho những người dân xung quanh nghỉ ngơi hoặc rèn luyện sức khỏe. Vì vậy có thể đối với chúng ta, cách đổ rác này có vẻ phức tạp và mất thời gian nhưng người Nhật đã thực hiện từ lâu và coi là một phần rất bình thường trong cuộc sống.

    Thu Hằng(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-bai-hoc-bao-ve-moi-truong-thu-vi-xung-quanh-cach-nguoi-nhat-do-rac-a243422.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan