+Aa-
    Zalo

    Nhiều học sinh phải nhập viện khẩn cấp sau khi ăn súp nấu lẫn xác chuột chết ở Ấn Độ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Một scandal liên quan đến bữa ăn học sinh vừa xảy ra ở một trường học Ấn Độ khiến dư luận phẫn nộ, cơ quan chức năng phải vào cuộc điều tra.

    Một scandal liên quan đến bữa ăn học sinh vừa xảy ra ở một trường học Ấn Độ khiến dư luận phẫn nộ, cơ quan chức năng phải vào cuộc điều tra.

    Liên tiếp những scandal liên quan đến chất lượng bữa ăn của học sinh

    Một con chuột chết đã được tìm thấy trong một nồi súp phục vụ cho học sinh tại một trường công ở thành phố Muzaffarnagar thuộc bang Uttar Pradesh. Đã có 9 học sinh bị ốm và nhiều em khác cảm thấy không được khỏe sau khi ăn súp nấu lẫn xác chuột này.

    Phần ăn học sinh có xác chuột chết.

    Các học sinh có dấu hiệu ngộ độc đã được đưa đến bệnh viện để điều trị. Đoạn video quay cảnh một nhân viên trong trường múc phần súp có xác một con chuột bên trong thì đang làm mưa làm gió trên mạng xã hội.

    Vài ngày trước, một trường học công ở thành phố Sonbhadra cũng thuộc bang Uttar Pradesh đã bị cáo buộc trộn một lít sữa trong xô nước lã và phục vụ cho 81 học sinh.

    Các học sinh tại một trường học ở bang Uttar Pradesh phải ăn bánh mỳ chấm muối.

    Trước đó, một sự cố tương tự cũng xảy ra tại tiểu bang này, khi một trường học ở thành phố Mirzapur chỉ cho học sinh ăn bánh mỳ chấm muối.

    Dư luận xã hội, đặc biệt là những phụ huynh học sinh có con em đang đi học rất lo sợ về tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm trong bữa ăn trưa tại trường.

    Ngay sau khi vụ việc xảy ra, một cuộc điều tra đã được tiến hành và các nhà chức trách đã gửi khiếu nại trực tiếp lên ủy ban quản lý chương trình Bữa ăn trưa của bang Uttar Pradesh.

    Ý định là tốt nhưng thực hiện khó khăn

    Được biết, nhằm cải thiện sức khỏe học đường, cơ quan Tiêu chuẩn và an toàn thực phẩm Ấn Độ (FSSAI) đã đề xuất quy định cấm bán các loại thức ăn không lành mạnh (thực phẩm chiên, mì ăn liền, pizza, bánh mì kẹp thịt... các loại thực phẩm chứa nhiều đường và đồ uống có ga) trong trường học cũng như xung quanh trường. Học sinh chỉ có thể dùng bữa do nhà trường cung cấp. FSSAI đề xuất trong mỗi bữa ăn của học sinh cần có 75%-80% thực phẩm tốt cho sức khỏe như ngũ cốc, các loại đậu, hạt, các sản phẩm từ sữa, trứng, thịt cá, trái cây và rau củ...

    Học sinh các trường công Ấn Độ được phục vụ bữa ăn trưa miễn phí hàng ngày.

    Giới chuyên gia sức khoẻ tại Ấn Độ cho rằng, nếu sử dụng thức ăn nhanh thay thế các bữa ăn truyền thống thì lâu dài sẽ thiếu các vitamin và khoáng chất. Bởi lẽ thức ăn nhanh có năng lượng cao, nhiều chất béo, nhiều muối nhưng lại ít rau, do vậy không cân đối được các chất dinh dưỡng, dễ gây nên bệnh tim mạch, sâu răng cũng như bệnh béo phì ở trẻ em.

    Tuy nhiên, tình trạng một số trường học công không đảm bảo chất lượng bữa ăn cho học sinh đang khiến dư luận nghi ngờ về tính hiện thực của chương trình này. Một số người cho rằng việc quản lý lỏng lẻo đã khiến xuất hiện tình trạng tham ô, kiếm lời trên bữa ăn của học sinh.

    Minh Khôi(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhieu-hoc-sinh-phai-nhap-vien-khan-cap-sau-khi-an-sup-nau-lan-xac-chuot-chet-o-an-do-a303332.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan