+Aa-
    Zalo

    Nhiều đột phá trong công tác đào tạo nghề

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trường Trung cấp nghề Miền núi Thanh Hóa đã không ngừng tăng cường các nguồn lực trong lĩnh vực Đào tạo nghề, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người dân.

    “Để góp phần giải quyết việc làm cho người học, nhằm giảm tý lệ lao động thất nghiệp đối với lao động nông thôn nói chung, người dân lao động khu vực Miền núi nói riêng, những năm qua Trường Trung cấp nghề Miền núi Thanh Hóa đã không ngừng tăng cường các nguồn lực trong lĩnh vực Đào tạo nghề, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người dân, đáp ứng nguồn lao động chất lượng cao cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.”

    Với chức năng nhiệm vụ được giao đào tạo nghề và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người lao động khu vực miền núi thanh hoá và các vùng phụ cận theo Quyết định số: 845/QĐ- UBND ngày 23 tháng 02 năm 2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá. Trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thanh Hóa, các cơ quan ban nghành Trung ương và địa phương đồng thời đa dạng hóa trong công tác đào tạo cũng như gắn nhiệm vụ đào tạo với giải quyết việc làm nhà trường đã đạt được nhiều kết quả khả quan, mở ra nhiều hướng đi cho người học sau khi tốt nghiệp. Theo kết quả thống kê cho thấy sau gần 20 năm hoạt động nhà trường đã đào tạo được 13.560 học sinh trình độ sơ cấp và trung cấp nghề  số học sinh sau tốt nghiệp đều có việc làm, thu nhập ổn định; phần lớn số học sinh này hiện đang sinh sống, công tác làm việc tại địa phương với kiến thức được học các em đã ứng dụng vào thực tế công việc ngay trên mảnh đất quê hương mình góp phần trong việc xóa đói giảm nghèo tỉnh Thanh Hóa nói chung, các huyện Miền núi nói riêng.

    Năm 2012 nhà trường tiếp tục được Sở giáo dục và đào tạo Thanh hóa cho phép trường được đào tạo chương trình cấp THPT hệ GDTX (hệ 3 năm), từ thực tế trên trường đã áp dụng linh hoạt về cách thức chương trình đào tạo: Sau 3 năm học các em tốt nghiệp ra trường sẽ được cấp 2 bằng đó là Bằng tốt nghiệp THPT hệ GDTX và Bằng Trung cấp nghề. Với mô hình đào tạo trên bình quân mỗi năm nhà trường thu hút được gần 300 học sinh đến học phần lớn các em là người dân tộc thiểu số thuộc các huyện Miền núi tỉnh Thanh Hóa.

    Năm học 2018 – 2019 nhà trường đã mở được 17 lớp nghề trong đó có 15 lớp Trung cấp nghề hệ 3 năm, 02 lớp sơ cấp nghề đào tạo cho lao động nông thôn với số lượng 540 học sinh, phần lớn các em đăng ký nhiều nhất ở các nghề May công ngiệp, nghề Hàn, nghề điện, nghề Thú Y vì đây là một trong những nghề trọng điểm nhà trường đang trực tiếp ký kết đấu mối với một số công ty có uy tín, thu nhập cao nhằm giải quyết việc làm cho học sinh sau khi tốt nghiệp và đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường trong việc cùng với các cấp ngành địa phương thực hiện đề án xóa đói giảm nghèo của tỉnh, của huyện.

    Ngoài việc trú trọng đào tạo nghề ra , năm 2018 được sự đồng ý cho phép của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thanh Hóa nhà trường đã đào tạo cho gần 200 lao động các huyện nghèo đăng ký đi xuất khẩu sang thị trường Hàn quốc theo Quyết định số 1722/2016/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

    Bên cạnh dạy nghề nhà trường còn tăng cường tư vấn, giới thiệu thông tin về thị trường lao động cũng như tuyên truyền về pháp luật lao động, đồng thời gắn công tác đào tạo nghề với giải quyết việc làm cho người học. Thực tế những năm qua trường đã chủ động tìm đến các doanh nghiệp, công ty tìm hiểu nhu cầu lao động trên cơ sở đó phối hợp với đối tác tổ chức cho học sinh đến thực tập, làm quen với môi trường làm việc qua đó các em thuận lợi hơn, có cơ hội tìm, lựa chọn việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường.

    Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hiện nay trường cũng đang gặp một số khó khăn nhất định như: Việc thu hút tuyển dụng giáo viên dạy giỏi còn khó vì chế độ đãi ngộ cho giáo viên dạy nghề hiện nay ở khu vực Miền núi còn thấp; Việc thu, nộp học phí của người học là rất khó vì đa phần đối tượng có nhu cầu tham gia đăng ký học nghề tại trường là người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn hoặc thu nhập thấp mặt khác việc hiểu biết về học nghề của một số bộ phận người dân, của học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc học nghề, người lao động còn thiếu tác phong công nghiệp khi học và làm nghề nên có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề của nhà trường.

    Để tiếp tục góp phần đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các huyện miền núi, thời gian tới, ngoài việc tập trung đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, đầu tư mua sắm trang thiết bị, nhà xưởng, máy móc hiện đại, nhà trường cần chủ động hơn nữa trong việc phối với các cấp, ngành liên quan tổ chức mở các lớp dạy nghề linh hoạt đáp ứng nhu cầu thực tế của địa phương, chú trọng nhân rộng mô hình “Nhà trường kết hợp với doanh nghiệp vừa đào tạo, vừa sản xuất” trên các lĩnh vực nghề như cơ khí, may mặc… nhằm tạo việc làm cho người học, trong đó ưu tiên cho con em thuộc gia đình hộ nghèo, cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số nhằm nâng cao mức sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững cho người dân các huyện Miền núi nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 – 20120 đã đề ra ./.

    Nguồn tin cung cấp: BGH

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhieu-dot-pha-trong-cong-tac-dao-tao-nghe-a274452.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan