+Aa-
    Zalo

    Nhật Bản đặt tên đảo, Trung Quốc phản đối

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Chính phủ Nhật Bản ngày 1/8 đã đặt tên cho 158 đảo không người ở trên Biển Hoa Đông, nhằm khẳng định chủ quyền của Tokyo tại vùng biển này.

    (ĐSPL) - Chính phủ Nhật Bản ngày 1/8 đã đặt tên cho 158 đảo không người ở trên Biển Hoa Đông, nhằm khẳng định  chủ quyền của Tokyo tại vùng biển này.
    Nhật Bản đặt tên đảo, Trung Quốc phản đối

    Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông

    Theo hãng tin Kyodo, tên của 158 hòn đảo trên đã được công bố trên trang thông tin trực tuyến của chính phủ Nhật Bản về chính sách biển, đồng thời sẽ được in lên các bản đồ và hải đồ mới. Các đảo nhỏ này đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản và việc đặt tên chúng không làm thay đổi các đường biên giới trên biển.
    Trong số các đảo nói trên, có 5 đảo thuộc quần đảo Senkaku hiện do Tokyo quản lý, song Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư.
    Cùng ngày, theo Tân Hoa Xã, Trung Quốc đã ngay lập tức phản đối việc Nhật Bản đặt tên cho 5 hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và nói rằng động thái trên là bất hợp pháp và vô giá trị.
    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nói: "Trung Quốc cực lực phản đối hành động thủ tiwwu chủ quyền của Trung Quốc tại đảo Điếu Ngư (Senkaku) và các đảo có liên quan. Những hòn đảo này là lãnh thổ Trung Quốc và đã được (phía Trung Quốc) đặt tên”.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhat-ban-dat-ten-dao-trung-quoc-phan-doi-a44096.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Hai tàu Trung Quốc xâm nhập Senkaku

    Hai tàu Trung Quốc xâm nhập Senkaku

    Nhật Bản cho biết hai tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc hôm 31/5 đã xâm nhập vào vùng biển tranh chấp quanh đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật kiểm soát.