+Aa-
    Zalo

    Nhân viên sân bay "ưu tiên" khách để "vòi tiền", "xin ít sâm quý"?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - "Khi xếp hàng làm thủ tục, tôi được một nhân viên an ninh cửa khẩu "ưu tiên" cho lên đứng hàng đầu vì có con nhỏ. Tôi đã rất cảm kích cho đến khi...

    (ĐSPL) - "Khi sếp hàng làm thủ tục, tôi được một nhân viên an ninh cửa khẩu "ưu tiên" cho lên đứng hàng đầu vì có con nhỏ. Tôi đã rất cảm kích trước tấm lòng của người này, cho đến khi đồng nghiệp của anh ta nhắc khéo "anh ấy ưu tiên cho chị mà chị không có gì để cảm ơn à"..."
    Đường dây nóng báo ĐSPL thời gian qua nhận được rất nhiều phản ánh của khách hàng về vấn đề nhân viên sân bay đòi tiền bồi dưỡng, xin "hàng xách tay" của khách.
    Gần đây nhất là phản ánh của bà Hoàng Thị T.H, nguyên quán tại Ba Vì (Hà Nội), bà H là Việt kiều đang sống tại Thành phố Ulsan (Hàn Quốc).
    Theo phản ánh của bà H, cách đây 3 năm, bà cũng con trai 7 tuổi về Việt Nam thăm gia đình. Sau những ngày sum họp hạnh phúc, bà cùng con trai trở về Hàn Quốc để tiếp tục công việc. Khi đứngn xếp hàng đợi làm thủ tục xuất nhập cảnh, một nhân viên an ninh tại đây đã "ưu tiên" cho bà được lên làm thủ tục trước vì bà có con nhỏ. Bà H đã rất xúc động bởi hành động của anh này. Nhưng ngay sau đó, mọi suy nghĩ tốt đẹp của bà tan biến hết bởi câu nói của đồng nghiệp người nhân viên an ninh kia: "Anh ấy ưu tiên cho chị mà chị không có gì để cảm ơn anh ấy à?".
    "Lo lắng bị làm khó dễ trong quá trình làm thủ tục nên tôi "bấm bụng" rút 20 won tiền Hàn (Khoảng 400 nghìn đồng tiền Việt) để bồi dưỡng cho anh này. Tưởng người ta tốt bụng thấy mình có con nhỏ nên thương, ai ngờ họ có mục đích hết", bà H phản ánh.

    Đường dây nóng báo ĐSPL thời gian qua nhận được rất nhiều phản ánh của khách hàng về vấn đề nhân viên sân bay đòi tiền bồi dưỡng, "chôm đồ", xin "hàng xách tay" của khách. (Ảnh minh họa)

    Cũng theo phản ánh của bà này, một người bạn thân của bà có tên là Xuân (Ba Vì, Hà Nội) trong một lần từ Hàn Quốc về Việt Nam, cũng bị "xin đểu".
    "Chuyến đi đó bạn tôi có đem một ít sâm quý về làm quà cho người nhà. Khi làm thủ tục ở sân bay, nhân viên thấy bà có nhiều sâm nên nằng nặc xin bằng được một củ", bà H bức xúc.
    Trước đó, báo ĐSPL cũng nhận được phản ánh của  chị Uyên (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa). Theo chị Uyên, ngày 19/12/2014, chị có bay từ Thái Lan về Sài Gòn, chuyến bay hạ cánh lúc 19h5’. Lúc ra cổng nhận hành lý thì vali của chị đã "biến dạng" một cách khó hiểu, và dán chằng chịt băng dính xung quanh.
    “Họ lấy bút đâm chỗ dây kéo để rọc ra theo đường dây kéo. Đồ dày quá họ không kéo lại được nên mới dán lại bằng băng dính. Mình đi nhiều lần rồi nhưng bị rạch hành lý thì đây là lần đầu. Không biết những lân trước họ có làm hay không. Vì họ kéo ra là kéo vào được…”, chị Uyên cho biết.

    Chị Uyên phản ánh việc hành lý ký gửi của mình bị rạch tanh bành. (ảnh do nhân vật cung cấp)

    Trên báo Tuổi trẻ cũng trích nhiều phản ánh từ độc giả “tố” chuyện bị vòi tiền khi làm thủ tục xuất nhập cảnh tại các sân bay quốc tế ở Việt Nam. Vì ngại những rắc rối, phiền toái, có thể ảnh hưởng đến giờ bay của mình, nhiều hành khách đành ngậm ngùi “móc tiền” ra để qua cửa. Thậm chí có trường hợp, “nhân viên sân bay tự thò tay vào túi hành khách lấy 30 USD rồi cho ra…”.
    Theo chia sẻ của bạn đọc Nguyễn Thị Kim Khánh, trong chuyến về thăm gia đình của anh trai chị từ Canada về cách đây không lâu, trong số hành lý mang theo có một laptop và khi đến cửa hải quan đã bị chặn lại và vặn vẹo kiểu “tại sao lại mang về máy mới như vậy”, sau đó săm soi các hành lý khác và sử dụng các hình thức câu giờ. Cuối cùng sau khi phải chờ đợi quá lâu và mệt mỏi về một hành trình bay dài, anh chị đành chào thua và chịu móc hầu bao để được yên thân.
    “Bạn đọc khác cũng kể trường hợp người thân từ Mỹ về mang theo hai máy tính, một iPad đã qua sử dụng. Khi đến sân bay Tân Sơn Nhất, hành khách bị “bắt đứng chờ, không đưa tiền thì không cho qua hàng cũ đã sử dụng, mang về Việt Nam làm quà”. Bạn đọc này cho biết nhân viên sân bay tự thò tay vào túi hành khách lấy 30 USD rồi cho ra…”, Tuổi trẻ trích dẫn.
    Một độc giả khác cũng phản ánh chuyện bị nhân viên lấy cớ hành lý mang theo “chạm ngưỡng” trọng lượng cho phép để vòi tiền.
    “Nói thẳng thì mất lòng nhưng khách Việt kiều thường xuyên bị tình trạng nhũng nhiễu từ tất cả các bộ phận trong sân bay Tân Sơn Nhất”, bạn đọc Kevin Le kết luận trên báo Tuổi trẻ.
    Việc hành khách liên tục phản ánh đến cơ quan báo chí việc bị vòi tiền, "chôm" đồ ở sân bay thời gian gần đây ngày càng thường xuyên. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần vào cuộc, xử lý nghiêm những công chức có hành vi vòi vĩnh, nhũng nhiễu gây phiền hà người dân.
    Được biết, Tổng cục Hải quan đã thành lập đội giám sát kiểm tra đột xuất có nhiệm vụ tiếp nhận tin, xử lý thông tin phản ánh hành vi tiêu cực của cán bộ công chức hải quan hoặc hành vi buôn lậu, gian lận thương mại.
    Khi phát hiện tiêu cực, buôn lậu, gian lận thương mại, người dân hãy báo ngay về đội này theo các số máy sau: ông Nguyễn Thanh Bình: 0988315858; ông Nguyễn Quang Huy: 0913242611; ông Nguyễn Văn Lịch: 0925267777.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhan-vien-san-bay-uu-tien-khach-de-voi-tien-xin-it-sam-quy-a90353.html
    Jetstar Pacific bao che cho nhân viên?

    Jetstar Pacific bao che cho nhân viên?

    (ĐSPL) - Chị Th. - Hành khách hãng hàng không Jetstar Pacific chỉ ra bốn điểm bất hợp lý và sai sự thật trong phản hồi của hãng tới khách hàng.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Jetstar Pacific bao che cho nhân viên?

    Jetstar Pacific bao che cho nhân viên?

    (ĐSPL) - Chị Th. - Hành khách hãng hàng không Jetstar Pacific chỉ ra bốn điểm bất hợp lý và sai sự thật trong phản hồi của hãng tới khách hàng.