+Aa-
    Zalo

    Nhân viên sân bay tự thò tay vào túi hành khách lấy tiền?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - “Khi đến sân bay Tân Sơn Nhất, hành khách bị “bắt đứng chờ, không đưa tiền thì không cho qua hàng cũ đã sử dụng, mang về Việt Nam làm quà”.

    (ĐSPL) - “Khi đến sân bay Tân Sơn Nhất, hành khách bị “bắt đứng chờ, không đưa tiền thì không cho qua hàng cũ đã sử dụng, mang về Việt Nam làm quà”. Bạn đọc này cho biết nhân viên sân bay tự thò tay vào túi hành khách lấy 30 USD rồi cho ra…”
    Khách xì tiền mới tha?
    Trên báo Tuổi trẻ trích nhiều phản ánh từ độc giả “tố” chuyện bị vòi tiền khi làm thủ tục xuất nhập cảnh tại các sân bay quốc tế ở Việt Nam. Vì ngại những rắc rối, phiền toái, có thể ảnh hưởng đến giờ bay của mình, nhiều hành khách đành ngậm ngùi “móc tiền” ra để qua cửa. Thậm chí có trường hợp, “nhân viên sân bay tự thò tay vào túi hành khách lấy 30 USD rồi cho ra…”.
    Theo chia sẻ của bạn đọc Nguyễn Thị Kim Khánh, trong chuyến về thăm gia đình của anh trai chị từ Canada về cách đây không lâu, trong số hành lý mang theo có một laptop và khi đến cửa hải quan đã bị chặn lại và vặn vẹo kiểu “tại sao lại mang về máy mới như vậy”, sau đó săm soi các hành lý khác và sử dụng các hình thức câu giờ. Cuối cùng sau khi phải chờ đợi quá lâu và mệt mỏi về một hành trình bay dài, anh chị đành chào thua và chịu móc hầu bao để được yên thân.
    “Bạn đọc khác cũng kể trường hợp người thân từ Mỹ về mang theo hai máy tính, một iPad đã qua sử dụng. Khi đến sân bay Tân Sơn Nhất, hành khách bị “bắt đứng chờ, không đưa tiền thì không cho qua hàng cũ đã sử dụng, mang về Việt Nam làm quà”. Bạn đọc này cho biết nhân viên sân bay tự thò tay vào túi hành khách lấy 30 USD rồi cho ra…”, Tuổi trẻ trích dẫn.

    Nhiều độc giả phản ánh tình trạng nhân viên sân bay vòi vĩnh khi khách hàng làm thủ tục xuất nhập cảnh. Ảnh minh họa.

    Một độc giả khác cũng phản ánh chuyện bị nhân viên lấy cớ hành lý mang theo “chạm ngưỡng” trọng lượng cho phép để vòi tiền.
    “Nói thẳng thì mất lòng nhưng khách Việt kiều thường xuyên bị tình trạng nhũng nhiễu từ tất cả các bộ phận trong sân bay Tân Sơn Nhất”, bạn đọc Kevin Le kết luận trên báo Tuổi trẻ.
    Trước đó, báo Tuổi trẻ cũng đăng tải sự việc sáng 7/4, anh B.L. - Việt kiều Mỹ - làm thủ tục xuất cảnh trên chuyến bay JL 750 khởi hành từ TP.HCM đi Nhật lúc 8h40.
    Khoảng 7h, tại cửa soi chiếu an ninh ngay sau quầy làm thủ tục lên máy bay, nhân viên hải quan sau khi soi các kiện hành lý đã cho dừng lại và yêu cầu anh B.L. báo cho biết trong kiện hành lý có những vật dụng gì.
    Xem thêm video: Cận cảnh A350 - 'Đứa con cưng' của Airbus.

    Anh B.L. thông báo có dàn karaoke của một doanh nghiệp trong nước sản xuất do người thân tặng làm quà nhưng nhân viên hải quan sân bay Tân Sơn Nhất yêu cầu xuất trình hóa đơn bán hàng đầu máy karaoke để tính thuế 10\% trên tổng giá trị hóa đơn.
    Liên quan đến sự việc này (việc hành khách B.L phản ánh sáng 7/4 – PV), trao đổi trên Trí thức trẻ, ông Tống Lê Dân, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết, Chi cục Hải quan Tân Sơn Nhất đang trong quá trình kiểm tra, xác minh sự việc.
    “Chúng tôi đã nhận được thông tin báo chí phản ánh tuy nhiên hiện nay trong sân bay có rất nhiều lực lượng tham gia kiểm tra hàng hóa để đảm bảo an toàn cho chuyến bay. Vì vậy, thông tin mà bài báo đăng chưa biết thực hư thế nào, chúng tôi đang làm công tác xác minh".
    Trước phản ánh của độc giả, Tuổi trẻ cũng đã nhờ các chuyên gia “bốc thuốc” trị căn bệnh này và đa số ý kiến đều cho rằng, nên sử dụng bên thứ ba giám sát.
    Chuyên gia hiến kế trị "bệnh" vòi vĩnh
    Theo chuyên gia kinh tế, giảng viên chương trình giảng dạy Fullbright Huỳnh Thế Du, nên sử dụng camera giám sát hoạt động, nhưng được theo dõi bởi đơn vị độc lập, tránh tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” như hiện nay.
    Ông Nguyễn Thiện Tống - Chủ tịch chi hội hàng không thuộc Hội tư vấn khoa học công nghệ và quản lý HASCON thì cho rằng, việc cần làm là công khai hóa bằng các văn bản quy định, hướng dẫn kỹ về quyền và trách nhiệm mà hành khách phải thực hiện khi làm các thủ tục xuất nhập cảnh ở cổng hải quan. Bên cạnh đó phải có những hình thức kỷ luật, xử phạt với những người thi hành nhiệm vụ mà cố tình cung cấp sai thông tin, “lập lờ đánh lận con đen” hòng moi tiền hành khách.
    Ông Tống cũng nhấn mạnh việc, nếu không đặt nặng vấn đề đạo đức trong tuyển lựa con người thì pháp luật cần phải rõ ràng và chặt chẽ. Trong khi hiện nay chúng ta buông lỏng và dễ châm chước những hành vi thiếu đạo đức đang diễn ra.
    Nhìn vụ việc ở góc độ pháp luật, luật sư Trương Quốc Hòe, Trưởng văn phòng luật sư InterLa (Đoàn Luật sư Hà Nội) khẳng định nếu đúng như báo chí phản ánh thì hành vi sách nhiễu của nhân viên hải quan sân bay Tân Sơn Nhất đương nhiên là vi phạm pháp luật.
    "Hành vi gây sách nhiễu của nhân viên hải quan đã vi phạm một loạt quy định của ngành cũng như vi phạm đạo đức nghề nghiệp của công chức, viên chức.
    Nếu như trường hợp họ vi phạm quá mức, ở trạng thái ép khách hàng đưa tiền, đưa hối lộ thì hành vi này đã cấu thành tội hình sự", luật sư Hòe trao đổi trên Trí thức trẻ.

    H.MINH(Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhan-vien-san-bay-tu-tho-tay-vao-tui-hanh-khach-lay-tien-a90321.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan