+Aa-
    Zalo

    Nhan sắc nữ ký giả “phong lưu” nhất mọi thời đại

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Sở dĩ tình báo Anh quyết định chuyển Betty sang hoạt động ở Chilê trước hết là do khi đó chính quyền ở Santiêgô đê Chilê đang chịu ảnh hưởng rất lớn từ Béclin.

    (ĐSPL) - Sở dĩ tình báo Anh quyết định chuyển Betty sang hoạt động ở Chilê trước hết là do khi đó chính quyền ở Santiêgô đê Chilê đang chịu ảnh hưởng rất lớn từ Béclin.

    Cho nên, đây là một địa bàn có nhiều thông tin liên quan tới phát xít Đức. Hơn nữa, Betty lại thông thạo tiếng Tây Ban Nha và đã thiết lập được một số mối quan hệ ở Chilê, thậm chí còn lên kế hoạch để Betty có được một vỏ bọc hợp pháp rồi tung sang Mỹ hoạt động nhằm phát huy tài năng “dẫn dụ” các quan chức ngoại giao của cô nàng.

    Trở lại đất nước Nam Mỹ sau 7 năm, khác hẳn với sự ngờ nghệch như lúc mới lấy Arthur, Betty giờ đã trở thành nữ “cao thủ” trong giới phu nhân ngoại giao. Nhưng Chilê cũng là nơi chứng kiến sự chia tay giữa “đôi đũa lệch” Arthur-Betty.

    Nữ ký giả  “phong lưu” nhất mọi thời đại.

    Đúng như bài tính của Stephenson, sau khi chia tay với Arthur, Betty trở thành ký giả, rồi quay lại quê nhà - Mỹ - hoạt động với tên thật của mình. Nhưng trước đó, để tạo điều kiện cho cuộc trở về, tại Chilê, Betty đã có những bài viết công khai lên án phát xít Đức. Đương nhiên, ở một nước chịu ảnh hưởng lớn của chủ nghĩa phát xít như Chilê khi đó, những bài viết của Betty đã gặp phải sự phản đối kịch liệt từ các quan chức sở tại. Vì chúng, Betty cũng trở thành nguồn cơn của những trận thịnh nộ của Đại sứ Anh tại Chilê.

    Ngày 1/9/1939, phát xít Đức bất ngờ tấn công Ba Lan. Chiến tranh Thế giới thứ II bùng nổ. Việc nước Mỹ tham chiến hay không có quan hệ trực tiếp tới vận mệnh của phe Trục (Đức, Italia, Nhật Bản). Vì lẽ đó, Oashinhtơn trở thành “thủ đô của gián điệp”. Để củng cố mạng lưới và tăng cường công tác đảm bảo an toàn điệp báo, ông trùm tình báo Anh Stephenson đích thân bay sang Mỹ trực tiếp chỉ đạo. Stephenson cho rằng cơ hội để Betty vẫy vùng đã tới. Stephenson đã đúng khi nhận định rằng do Betty chỉ hoạt động gián điệp theo kiểu nghiệp dư nên sẽ không bị cơ quan tình báo, phản gián các nước chú ý.

    Xem thêm video: Chân dung nữ điệp viên xinh đẹp đã quyến rũ Snowden.

    Ngày nọ, từ Oashinhtơn, Betty được gọi về

    New York
    . Tại đây Stephenson thông báo Cơ quan tình báo bí mật Anh đã quyết định thu nhận Betty vào ngành, dưới mật danh “Cynthia”. Ngay lập tức, một khóa huấn luyện bí mật ngắn ngày được mở trên đất Mỹ nhằm bồi dưỡng cho Betty những kỹ năng cơ bản của một điệp viên.

    Kết thúc khóa huấn luyện, Betty trở lại Oashinhtơn. Từ đó, lịch sử tình báo thế giới chính thức ghi nhận sự xuất hiện của một nữ điệp viên huyền thoại. Bằng sự tài trợ của tình báo Anh, Betty đã thuê một tòa nhà hai tầng nằm ngay ở Georgetown, khu sinh sống của những nhân vật tai to mặt lớn trong xã hội thượng lưu Mỹ tại Oashinhtơn. Một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Betty buộc phải hoàn thành từ năm 1940 đến cuối năm 1941 là lấy được bản mật mã của hải quân Italia.

    Khi mới chân ướt chân ráo cùng bố tới Oashinhtơn, Betty lập tức để ý đến người quen cũ là Tùy viên hải quân Italia, Alberto Lais. Mặc dù, khi đó vợ con đề huề, nhưng Alberto cũng như tất thảy những gã đàn ông lọt vào tầm ngắm của Betty, vẫn không thể cưỡng lại sự “mời gọi” của “nữ thần sắc dục”. Ban đầu là sự động viên sau những căng thẳng nghề nghiệp, tiếp đó là sự gần gũi hơn. Rất nhanh chóng, Alberto trở thành nô lệ tình cảm của Betty. Hơn cả những chàng trai trẻ, vị Thượng tướng Đô đốc hải quân này sẵn sàng hy sinh cả sự nghiệp lẫn tính mạng cho người tình.

    Một nhân tố thuận lợi nữa là việc Alberto không ủng hộ việc nhà độc tài Benito Mussolini kết giao bè đảng với phát xít Đức. Nắm được đặc điểm này, Betty “vô tình” để lộ ra rằng cô có một người bạn làm cho cục tình báo chiến lược Mỹ (OSS, tiền thân của cục tình báo trung ương Mỹ -CIA). Rõ ràng, đây là một chiến thuật vô cùng mạo hiểm bởi nếu không trúng, Betty sẽ gặp phải không ít tai ương. May mắn thay, Alberto đã thực sự lú lẫn vì tình và Betty đã không gặp phải khó khăn nào trong việc thuyết phục người tình cho mình “mượn” bản mật mã và khóa dịch mật mã mà hải quân Italia đang sử dụng.

    Nhờ nó, Hải quân hoàng gia Anh nắm rõ sự di chuyển của các tàu chiến Italia. Ngày 28/3/1941, dưới sự chỉ huy của Đô đốc Andrew Cunningham, hạm đội Anh, với sự trợ giúp của một số tàu chiến Ôxtrâylia đã đánh chặn thành công và nhấn chìm xuống biển phần lớn tàu chủ lực của Italia ở phía đông Địa Trung Hải, gần mũi Matapan (Hy Lạp), trong đó có tàu tuần dương Fiume, Pola, tàu khu vực Vittorio Alfieri, Giosué Carducci... Theo cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill, “đòn đánh này đã loại bỏ mọi thách thức từ phe Trục đối với quyền kiểm soát phía đông Địa Trung Hải của Anh”.           

    LINH HOÀNG(Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhan-sac-nu-ky-gia-phong-luu-nhat-moi-thoi-dai-a92106.html
     Chuyện tình của những điệp viên lừng danh

    Chuyện tình của những điệp viên lừng danh

    (ĐSPL) - Những điệp viên trong mạng lưới tình báo H10- A22 của Vũ Ngọc Nhạ đều là những người đàn ông đẹp trai và đầy tài năng. Trong quá trình hoạt động tình báo, họ hóa thân vào vai những nhân vật tầm cỡ trong chính quyền Sài Gòn.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
     Chuyện tình của những điệp viên lừng danh

    Chuyện tình của những điệp viên lừng danh

    (ĐSPL) - Những điệp viên trong mạng lưới tình báo H10- A22 của Vũ Ngọc Nhạ đều là những người đàn ông đẹp trai và đầy tài năng. Trong quá trình hoạt động tình báo, họ hóa thân vào vai những nhân vật tầm cỡ trong chính quyền Sài Gòn.

    10 điệp viên lừng danh thế giới

    10 điệp viên lừng danh thế giới

    (ĐSPL) – Đó là những điệp viên được cả thế giới biết đến nhờ tài đảo lộn cục diện chiến tranh như Richard Sorge hay có kết cục bi thảm như vũ nữ Mata Hari.