Dòng sự kiện
    +Aa-
    Zalo

    Nhận biết ngay các dấu hiệu thiếu Kẽm ở trẻ nếu không muốn con mãi còi cọc

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐS&PL) Khi nhận ra các dấu hiệu thiếu Kẽm ở trẻ, bố mẹ cần đưa con đi đến bác sĩ khám ngay. Thiếu Kẽm là nguyên nhân khiến trẻ em còi cọc và chậm phát triển.

    (ĐS&PL) Khi nhận ra các dấu hiệu thiếu Kẽm ở trẻ, bố mẹ cần đưa con đi đến bác sĩ khám ngay. Thiếu Kẽm là nguyên nhân khiến trẻ em còi cọc và chậm phát triển.

    Kẽm là vi chất dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng đối với cơ thể. Kẽm tham gia vào rất nhiều thành phần các enzym trong cơ thể, giúp tăng tổng hợp protein, phân chia tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng, tăng cảm giác ngon miệng nên rất quan trọng đối với trẻ em. Kẽm kích thích hoạt động của khoảng 100 enzym, là những chất xúc tác phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Kẽm giúp phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành, giúp bảo vệ vị giác và khứu giác và cần thiết cho sự tổng hợp DNA.Thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn do rối loạn vị giác. Nếu thiếu kẽm cơ thể sẽ chậm và ngừng phát triển, sự phân chia tế bào sẽ khó xảy ra nên ảnh hưởng trầm trọng đến sự tăng trưởng .Có đến 1/4 trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới thiếu Kẽm (theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới – WHO). Nhận biết sớm dấu hiệu thiếu Kẽm ở trẻ để bổ sung Kẽm kịp thời cho bé là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của con.

    Dấu hiệu thiếu Kẽm ở trẻ

    Dấu hiệu thiếu Kẽm ở trẻ biểu hiện ở nhiều hình thức khác nhau và tùy theo cơ địa, mỗi trẻ sẽ có những biểu hiện riêng. Dưới đây là những dấu hiệu thiếu Kẽm ở trẻ điển hình nhất:

    - Rối loạn giấc ngủ và hành vi

    - Rụng tóc, tóc nhiều gàu

    - Vết thương khó lành

    - Tiêu chảy mạn tính

    - Các bệnh lý về da như eczema, bệnh vẩy nến, mụn trứng cá

    - Chậm lớn, còi cọc

    - Tóc rụng nhiều

    - Móng giòn, yếu, dễ gãy

    - Có đốm trắng ở lòng móng, móng có đường sọc

    - Móng lâu mọc

    - Dễ bị dị ứng

    - Viêm da móng

    - Chán ăn

    - Ăn không ngon, mất cảm giác về mùi vị món ăn

    - Da khô

    - Thiếu máu

    - Dậy thì muộn.

    shutterstock_68794840

    Vai trò của Kẽm đối với sức khỏe

    Kẽm là nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hệ miễn dịch để chống lại các bệnh nhiễm trùng, giúp vết thương mau lành hơn, hỗ trợ chức năng vị giác, khứu giác và giúp quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường.Những lợi ích của Kẽm không chỉ dừng lại ở đây. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hấp thụ đủ lượng Kẽm cần thiết sẽ giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh cảm mạo thông thường, cải thiện chức năng tuyến giáp, giảm nguy cơ mắc bệnh đông máu và nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng. Ngoài ra, Kẽm còn có vai trò điều chỉnh nhịp tim, do đó Kẽm được xem là nhân tố tiềm ẩn trong cuộc chiến chống lại bệnh suy tim.

    1_85869

    Cơ thể trẻ cần được cung cấp đủ Kẽm để con khôn lớn mỗi ngày. Bạn cần lưu ý đến những dấu hiệu thiếu Kẽm ở trẻ để kịp thời đưa con đi khám bác sĩ và có chẩn đoán chính xác nhé!

    Cách bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách

    Theo khuyến cáo của tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì nhu cầu kẽm cho trẻ tùy thuộc vào mỗi độ tuổi. Trẻ em dưới 3 tháng cần 3mg kẽm mỗi ngày, trẻ từ 5 tháng – 12 tháng tuổi là 5 – 8 mg/ngày, ở trẻ từ 1 tuổi – 10 tuổi cần khoảng 10 – 15 mg/ngày để phát triển chiều cao và thể chất tối ưu nhất.Để bổ sung kẽm đúng, các chuyên gia cho rằng với trẻ dưới 6 tháng tuổi nguồn kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất chính là sữa mẹ. Tuy nhiên, lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ giảm dần theo thời gian. Vì thế, người mẹ cần duy trì lượng kẽm trong sữa cũng như bổ sung thêm kẽm cho sự phát triển của trẻ. Các bà mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ qua các thực phẩm giàu kẽm hàng ngày như: Tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng), cùi dừa già, khoai lang…Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên có thể bổ sung kẽm qua thức ăn và thực phẩm bổ sung được bác sĩ chỉ định. Để trẻ hấp thụ kẽm tốt nhất nên bổ sung vitamin C cho trẻ từ chính các loại trái cây tươi giàu lượng vitamin C sẵn có như cam, chanh, quýt, bưởi… Ngoài ra, với trẻ biếng ăn, đặc biệt trẻ bị ốm nên uống bổ sung một số sản phẩm bổ sung vi chất kẽm kết hợp với Lysine, Taurine, Vitamin nhóm B… 

    Box sp an ngon

    21

    L. Hương

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhan-biet-ngay-cac-dau-hieu-thieu-kem-o-tre-neu-khong-muon-con-mai-coi-coc-a302693.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.