(ĐSPL) - Thời tiết nắng nóng như hiện nay tạo cơ hội cho bệnh nhiệt miệng được dịp bùng phát ở trẻ nhỏ. Nếu không biết cách phòng tránh, việc điều trị rất có thể gây phức tạp hơn.
Nhiệt miệng hay lở loét miệng là một chứng bệnh thường gặp ở hầu hết lứa tuổi, trong đó hay gặp nhất ở trẻ nhỏ. Tuy là bệnh lành tính nhưng nó khiến các bé đau rát, khó chịu, ăn uống không ngon.
Vì thế, muốn tìm được cách chữa nhiệt miệng nhanh và hiệu quả, các bà mẹ cần hiểu được rõ được nguyên nhân, triệu chứng của căn bệnh này.
Nhiệt miệng tuy là bệnh lành tính nhưng nó khiến các bé đau rát, khó chịu, ăn uống không ngon. Ảnh minh họa. |
Nguyên nhân và triệu chứng bệnh nhiệt miệng ở trẻ nhỏ
Khi thời tiết khô và nóng bức, hệ thống miễn dịch của cơ thể của trẻ nhỏ dễ bị suy giảm, từ đó vi khuẩn dễ dàng tấn công vào khoang miệng, gây ra những vết lở loét ở lưỡi, nướu và các vị trí khác trong miệng.
Ngoài ra, cơ thể bé bị thiếu hụt nước dẫn đến cơ nhiệt tăng cao, nóng trong người cũng khiến cho nhiệt miệng gia tăng và phát triển.
Trẻ bị nhiệt miệng thường có biểu hiện sưng đau, xuất hiện vết loét trong khoang miệng gây trở ngại cho việc nhai, nuốt của bé.
Các vết loét thường xuất hiện ở lưỡi, má trong, lợi và một số vị trí khác trong khoang miệng. Vết loét có màu trắng sữa, khiến vùng xung quanh bị sưng đau, thậm chí là nổi hạch ở vùng quai hàm, hai bên má.
Thông thường các vết loét do nhiệt miệng sẽ tự khỏi sau 1 tuần. Khi bệnh giảm thì tình trạng sưng, đau giảm dần đi, vùng niêm mạc có vết loét sẽ nhanh chóng lành lại. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng, vết nhiệt miệng nhiễm trùng dẫn tới hình thành các áp xe miệng bị viêm sưng kéo dài. Có thể phải dùng đến kháng sinh mạnh hơn và thời gian lành bệnh sẽ kéo dài lâu hơn các dạng nhiệt miệng thông thường.
Bên cạnh đó, cũng tuỳ theo cơ địa của mỗi trẻ mà các vết lở loét xuất hiện nhiều hay ít, nhanh hay chậm, to hay nhỏ.
Phòng tránh bệnh nhiệt miệng ở trẻ nhỏ
Bệnh nhiệt miệng là một căn bệnh răng miệng phổ biến ở trẻ nhỏ. Nguyên tắc cần và đủ để phòng và điều trị nhiệt miệng là làm mát cơ thể cho trẻ mọi lúc mọi nơi.
Biện pháp để phòng tránh đơn giản và ít tốn kém nhất là cần cho trẻ uống nhiều nước lọc trong ngày để cơ thể đủ nước.
Ngoài ra, cần hạn chế cho bé ăn những thực phẩm khô, chiên... vì nhóm này có tính háo nước. Khi ăn vào, tự nhiên chúng sẽ hút nước của cơ thể, từ đó gây ra tình trạng thiếu hụt nước, làm cơ nhiệt tăng lên.
Đồng thời cũng nên ăn nhiều trái cây, thực phẩm có vitamin C và chất xơ như đu đủ, ổi, cam, cà chua, kiwi, mâm xôi, dâu tây…
MẠC NHIÊN(Tổng hợp)
Xem thêm video:
[mecloud]vF2DjGnpqN[/mecloud]