TS Vũ Thế Khanh cho rằng, ngay từ ngày xưa, nước sông Hồng đã đỏ rồi, nhưng có thể là do các nhà máy hóa chất, thải chất độc thêm vào đó nên nước sông có chút thay đổi màu.
Thời gian vừa qua, trên mạng xã hội facebook có chia sẻ bức ảnh chụp lại hình ảnh nước sông Hồng đi qua cầu Chương Dương (Hà Nội) chuyển màu đỏ quạch như cà chua. Những bức ảnh này kiến cho nhiều người lo lắng, tò mò và băn khoăn không hiểu vì sao nước sông lại thay đổi như vậy.
Theo quan sát của PV báo Người Đưa Tin, nước sông Hồng quả thực có đỏ hơn bình thường, tuy nhiên không đỏ như trong bức ảnh.
Màu nước này đã khiến nhiều người đi qua cầu Chương Dương, Long Biên dừng lại chụp ảnh.
Để tìm hiểu rõ về những vấn đề này, PV báo Người Đưa Tin đã cuộc trò chuyện với TS Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng UIA.
TS Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA. |
Qua trao đổi TS Vũ Thế Khanh cho biết: “Thực ra, ngay từ ngày xưa, nước sông Hồng đã đỏ rồi (nên mới đặt tên là Hồng Hà). Đó là do phù sa màu mỡ từ nguồn chảy về. Còn bây giờ, khi trạm thủy điện Hòa Bình ngăn sông, nên phù sa cũng giảm đi”.
TS Vũ Thế Khanh cho rằng: “Vừa rồi, phía thượng nguồn phải xả lũ, nên sông Hồng lại đỏ như lúc chưa xây đập. Màu đỏ là màu của phù sa. Nhưng cũng có thể là do các nhà máy hóa chất, thải chất độc thêm vào đó nên nước sông Hồng có chút thay đổi màu (có thể như vậy thôi).
Chúng ta muốn biết có hóa chất hay không thì chỉ cần đưa nước sông Hồng về kiểm định là có ngay câu trả lời, điều này rất dễ kiểm tra”.
Hình ảnh nước sông Hồng thay đổi màu khiến người dân xôn xao. |
“Chu kỳ thay đổi màu nước của sông Hồng trong 1 năm còn phụ thuộc vào việc xả lũ của sông Đà. Vào mùa lũ ở thượng nguồn nước phù sa sẽ đỏ, còn nước mưa ở các lạch sông đổ ra thì sẽ giảm màu đỏ. Khi chưa có công trình thủy điện Hòa Bình thì nước sông dâng cao là do lượng mưa trong năm, còn bây giờ do điều tiết của đập Thủy điện thì quy luật của thiên nhiên có thể bị thay đổi do con người”, TS Vũ Thế Khanh chia sẻ thêm.
TS Vũ Thế Khanh cũng có lời khuyên: “Người dân đừng hoang mang về những điều này, nếu muốn biết nguyên nhân rõ ràng thì chỉ cần lấy một ít nước về kiểm định. Điều này quá dễ với trình độ khoa học kỹ thuật hiện nay. Máy phân tích chỉ cần vài phút là có câu trả lời, cớ sao việc dễ như vậy mà người dân không chịu làm mà cứ nghe tin đồn thổi?”.
Trước đó, trên mạng xã hội có chia sẻ bức ảnh chụp lại hình ảnh nước sông Hồng đi qua cầu Chương Dương (Hà Nội) chuyển màu đỏ quạch như cà chua. Những bức ảnh này khiến cho nhiều người lo lắng, tò mò và băn khoăn không hiểu vì sao nước sông lại thay đổi như vậy.
Những gì chụp lại được trong bức ảnh thì màu nước sông Hồng không khác gì màu cà chua chín. Tuy nhiên, chỉ sau ít giờ đăng tải trên mạng xã hội, bức ảnh đã ngay lập tức bị dân mạng “bóc mẽ”. Nhiều cư dân mạng nhanh chóng nhận ra đây chỉ là bức ảnh đã được photoshop quá đà, cả màu sắc của bầu trời, ngôi nhà cao tầng xung quanh cũng đều thay đổi màu một cách kỳ lạ.
Theo Người Đưa Tin
Video tin tức được xem nhiều:
[mecloud]irxIyR9fcN[/mecloud]