Một cặp vợ chồng người Singapore mới đây đã đăng tải bài viết lên mạng xã hội khi phát hiện một con giun ký sinh trong miếng sashimi của mình. Loại ký sinh đó có tên là Anisakis.
Theo MSD Manual, Anisakis là một loại ký sinh trùng năm trong đường tiêu hóa của động vật biển có vú. Người bị nhiễm loại kí sinh này có các dấu hiệu như đau bụng, buồn nôn và nôn mửa trong vòng hai giờ sau khi ăn.
Vào năm 2015, Cơ quan Môi trường Quốc gia Singapore (NEA) đã ra lệnh cấm buôn bán các món cá nước ngọt sống sau khi loại thực phẩm này gây ra 150 trên tổng 360 ca nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B(GBS).
Dịch bệnh đã gây ra cái chết cho 2 người, một người phải cắt bỏ tứ chi, một người khác hôn mê 2 tuần và mất đi thính giác.
Cá có chưa nhiều axit béo không no (Omega 3), chất đạm, vitamin A,D, iốt... rất tốt cho sức khỏe tim mạch, xương khướp,... Tuy nhiên, Cơ quan Thực phẩm Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo, mỗi người nên ăn 227-340 gram cá các loại (chia thành 2-3 bữa một tuần) trong tuần, sẽ có lợi cho sức khỏe. Cơ quan thực phẩn Singapore (SFE) khuyến nghị, người dân chỉ nên mua cá sống từ các cơ sở được cấp giấy phép và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Khi chọn loại cá ăn sống, người tiêu dùng chỉ nên chọn các loại cá có màu tươi, nếu cá không sáng màu thì không nên mua.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng cần tuân thủ các quy tắc an toàn thực phẩm. Thường xuyên rửa tay và các bề mặt, dụng cụ trước và sau khi sử dụng. Nên bảo quản cá ở tủ lạnh ở nhiệt độ từ 0-4 độ C ngay sau khi mua. Ngoài ra, nếu muốn ăn cá sống, có thể sử dụng wasabia (hay còn gọi là mù tạt) để hạn chế chất độc trong cá biển khi ăn các món cá sống.
Trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người già hoặc có bệnh mạn tính như tiểu đường nên tránh ăn cá sống bởi rất dễ nhiễm khuẩn.
Như Quỳnh (T/h)