+Aa-
    Zalo

    Nguồn vốn nhiều nhưng khó tiếp cận: Câu chuyện không chỉ của 400.000 doanh nghiệp

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Theo ông Vũ Tiến Lộc Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), vốn là một yếu tố quan trọng và cũng chính là trở ngại chính cho sự phát triển của các dn

    Theo ông Vũ Tiến Lộc Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), vốn là một yếu tố quan trọng và cũng chính là trở ngại chính cho sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).

    Mặc dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ tiếp cận vốn cho các loại hình doanh nghiệp này như việc thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV. Tuy nhiên, thực tế vẫn có tới 60% doanh nghiệp (tương ứng khoảng hơn 400.000 doanh nghiệp) vốn mỏng gặp khó khăn trong việc tiếp cận được nguồn vốn. Nguyên nhân chính đến từ việc các doanh nghiệp không đáp ứng được các yêu cầu về hồ sơ vay hoặc không có tài sản thế chấp. Ngoài ra, các ngân hàng cũng có nhiều ưu tiên cho các khoản vay lớn và và doanh nghiệp lớn có tài sản thế chấp để đảm bảo tính an toàn.

    Trái với thực tế đó, theo các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (Worldbank) nền kinh tế Việt Nam có tỷ lệ tích lũy trong dân cao,với khoảng 60 tỷ USD nằm trong dân. Nếu kêu gọi được nguồn vốn này sẽ giải quyết được bài toán thiếu vốn không chỉ cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể mà còn tạo ra một kênh đầu tư sinh lời từ nguồn tiền nhàn rỗi cho người dân.

    P2P Lending - mô hình kết nối trực tiếp nhà đầu tư (người có tiền nhàn rỗi) và người vay ra đời và được xem là xu hướng tất yếu để giải quyết vấn đề đó với nhiều đổi mới và sáng tạo. P2P Lending đã chứng minh thành công tại các nước phát triển như: Lending Club (Mỹ), Funding Circle (Anh), Funding Societies (Singapore),..

    Tại Việt Nam, Lendbiz là một trong số ít công ty hoạt động theo mô hình P2P Lending hướng tới đối tượng vay là tổ chức kinh doanh (DNNVV và hộ kinh doanh cá thể) khi có cách tiếp cận khác biệt so với truyền thống.

    Tài sản thế chấp

    Một trong những khó khăn của các DNNVV khi huy động vốn tại ngân hàng hay tổ chức tín dụng khác là thiếu tài sản thế chấp. Tuy nhiên hướng tiếp cận mới của P2P Lending đã giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ dàng huy động được nguồn vốn tín chấp với lãi suất thấp. Việc đánh giá “sức khỏe” của một doanh nghiệp không chỉ ở các chỉ số tài chính mà còn các chỉ số phi tài chính (đánh giá tiềm năng cho sự phát triển trong tương lai của doanh nghiệp) như: Loại hình kinh doanh, lợi thế cạnh tranh, năng lực chủ doanh nghiệp, và dòng tiền của doanh nghiệp.

    Hồ sơ xét duyệt khoản vay

    Với cách thức tiếp cận truyền thống, hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp được yêu cầu khá khắt khe và đánh giá là không “hợp thời” khi mà ngành công nghệ phát triển được ứng dụng vào trong quản lý và điều hành kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc sử dụng công nghệ giúp kiểm soát lợi nhuận, cập nhật và lưu trữ tự động. Tính bảo mật cao, nhanh gọn và minh bạch cũng là một trong những yếu tố giúp cho cách thức này đang dần thay thế việc ghi chép truyền thống.

    Trong khi đó, công nghệ của P2P Lending giúp xóa bỏ những cản trở về thủ tục, hồ sơ. Việc kết hợp với các thông tin đánh giá doanh nghiệp đã được thu thập được thông qua bên thứ 3 (phần mềm bán hàng trực tuyến, sao kê tài khoản) và công nghệ (machine learning) giúp đánh giá mức độ tin cậy của thông tin người vay.

    Thủ tục đơn giản, nhanh chóng:

    Áp dụng công nghệ và kinh nghiệm của các chuyên gia tài chính để xây dựng lên hệ thống nộp và phê duyệt hồ sơ online, hệ thống tự động này sẽ thu thập dữ liệu, đánh giá dữ liệu và hành vi người vay, xếp hạng tín dụng, đưa ra kết quả chính xác ngay sau khi khách hàng hoàn thành bảng hỏi.

    Nền tảng P2P Lending không chỉ giúp rút ngắn thủ tục và thời gian xét duyệt cho vay mà còn giúp người vay thực hiện thao tác đơn giản, nhanh gọn ngay tại nhà. Với công nghệ blockchain, thông tin dữ liệu được mã hóa, bảo mật nhằm đảm bảo tính minh bạch cho người dùng.

    Ông Nguyễn  Việt Hưng – Chủ tịch kiêm TGĐ Công ty CP Lendbiz - Một công ty P2P Lending đi đầu trong việc hỗ trợ vốn cho các Doanh nghiệp và Hộ kinh doanh tại Việt nam từ nguồn vốn cộng động các nhà đầu tư cho biết:

    “Tại Lendbiz, chúng tôi không yêu cầu tài sản bảo đảm khi hỗ trợ vốn cho các DNVVN. Chúng tôi đánh giá DNVVN dựa trên Mô hình kinh doanh, Đánh giá chủ doanh nghiệp, Đánh giá dòng tiền, lịch sử tín dụng và gần 100 tiêu chí khác để đo lường sức khỏe của doanh nghiệp. Lendbiz cũng  không yêu cầu Doanh nghiệp phải cung cấp báo cáo tài chính nếu họ có thể chứng minh được Doanh thu của mình qua bên thứ Ba. Doanh nghiệp chỉ cần chứng minh được tính hiệu quả trong kinh doanh thì có thể tiếp cận vốn nguồn vốn từ các Nhà đầu tư từ 100 triệu đến 01 tỷ đồng mà không cần tài sản bảo đảm.

    Việc ứng dụng công nghệ cũng cho phép chúng tôi rút ngắn thời gian cấp vốn khi kết nối nhu cầu vốn. Doanh nghiệp và Hộ kinh doanh chỉ cần đăng ký nhu cầu và nộp hồ sơ trên website của Lendbiz mà không cần phải đến trực tiếp Công ty. Các nhà đầu tư có thể xem xét thông tin về Doanh nghiệp/Hộ kinh doanh và đăng ký đầu tư ngay trên máy tính hoặc điện thoại di động. Với việc kết nối trực tiếp này, cho phép Doanh nghiệp/Hộ kinh doanh có được kết quả trong vòng 02 ngày làm việc”.

    Trang

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguon-von-nhieu-nhung-kho-tiep-can-cau-chuyen-khong-chi-cua-400000-doanh-nghiep-a270438.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan