+Aa-
    Zalo

    Nguồn gốc và lý do vì sao chúng ta cần cúng Rằm tháng Giêng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Dân gian có câu “cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” để nói đến mức độ quan trọng của ngày lễ này với dân Việt. Vậy tại sao lại có câu nói này?

    Dân gian có câu “cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” để nói đến mức độ quan trọng của ngày lễ này với dân Việt. Vậy tại sao lại có câu nói này?

    Nguồn gốc ngày Rằm tháng Giêng


    Tết Nguyên Tiêu, có nguồn gốc từ Trung Hoa cổ, Việt Nam gọi là Tết Thượng Nguyên hay nôm na là rằm tháng giêng (đêm rằm đầu tiên của năm mới) được coi là ngày lễ thiêng liêng nhất đầu năm mới. Về cội nguồn của Tết Nguyên Tiêu, dân gian có nhiều giải thích. Nhiều tài liệu viết phong tục này bắt nguồn từ thời Tây Hán ở Trung Quốc với lễ hội rước đèn lồng long trọng. Chính vì thế, có nơi gọi Tết Nguyên Tiêu là Lễ “hội lồng đèn” hay “hội hoa đăng”, có thể bắt nguồn từ tục cúng tế thời Hán Vũ Đế, với tập tục trưng đèn trên cây nêu trước cửa nhà, đốt đèn, chơi lồng đèn ngũ sắc, có thể kéo từ 13 đến 17 tháng giêng.

    Tết Nguyên Tiêu của người Trung Quốc xưa nhập vào Phập giáo (mặc dù kinh điển nhà Phật không có nhắc đến ngày này) rồi du nhập vào Việt Nam đã gắn kết chặt chẽ với các phong tục văn hóa thờ cúng của người Việt. Rằm tháng Giêng từ một ngày lễ hội xa lạ, có nguồn gốc ngoại lai đã trở thành một ngày Tết mang bản sắc rất riêng của người dân Việt thấm nhuần Phật pháp.

    Rằm tháng giêng là dịp mọi người lên chùa cúng sao giải hạn, ước nguyện điềm lành. Các chùa thường tụng kinh Dược Sư và khuyên các Phật tử cùng tụng niệm và hồi hướng công đức để thế giới được an lành.

    Nguyên nhân cần cúng Rằm tháng Giêng

    Lý giải về việc vì sao dân gian nói “cúng cả năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”, Giáo sư Trần Ngọc Thêm cho rằng thứ nhất điều này có liên quan đến quan niệm coi trọng cái ban đầu. Người Việt cho rằng phàm làm bất kỳ điều gì hễ đầu xuôi thì đuôi lọt. Bởi vậy trong những ngày đầu năm, đầu tháng, người dân Việt có tục cúng vái và kiêng kỵ rất hệ trọng, nhất là những người kinh doanh. Quan niệm đó lại được mở rộng ra, coi trọng cả tháng đầu năm là tháng giêng. Mà trong mỗi tháng có hai tiết sóc vọng là ngày mồng một và hôm rằm. Ngày mồng một tháng giêng là tết Nguyên đán rồi cho nên rằm tháng giêng do đó cũng được coi trọng cho xứng đáng.


    [poll3]1139[/poll3]

    Thứ hai, ngày rằm tháng Giêng còn được coi là ngày vía của đức phật A Di Đà, mà trong Phật giáo, đức phật A Di Đà là giáo chủ ở cõi Tây phương cực lạc. Là một vị phật gắn với tương lai tốt đẹp, huy hoàng, không có khổ đau. Phái Tịnh độ tông chủ trương khuyên quần chúng chú tâm tụng niệm danh hiệu phật A Di Đà để khi chết đi được vãng sanh vào cõi Tây phương cực lạc của đức phật này. Bởi thế nên cúng cả năm cũng không bằng ngày Rằm tháng Giêng là như vậy.

    Rằm tháng Giêng ở Việt Nam trở thành một trong 4 ngày rằm lớn trong năm mà người Việt đặc biệt là Phật tử thường viếng chùa lễ Phật cầu gia đạo bình an, phong điều vũ thuận, quốc thái dân an.

    Tổng hợp

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguon-goc-va-ly-do-vi-sao-chung-ta-can-cung-ram-thang-gieng-a180303.html
    Trải nghiệm Tết độc đáo ở vùng biên

    Trải nghiệm Tết độc đáo ở vùng biên

    (ĐSPL) - Với người Thái, ngày cuối cùng của năm cũ, lễ gội đầu đặc biệt quan trọng, mọi người cùng nhau ra suối gội đầu, để tống tiễn những điều không may trong năm cũ.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Trải nghiệm Tết độc đáo ở vùng biên

    Trải nghiệm Tết độc đáo ở vùng biên

    (ĐSPL) - Với người Thái, ngày cuối cùng của năm cũ, lễ gội đầu đặc biệt quan trọng, mọi người cùng nhau ra suối gội đầu, để tống tiễn những điều không may trong năm cũ.