+Aa-
    Zalo

    Nguồn gốc của truyền thống bắn pháo hoa đêm Giao thừa

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bắn pháo hoa là hình thức chào năm mới phổ biến ở hầu khắp châu lục, từ châu Á, châu Âu sang châu Mỹ, châu Phi hay Australia. Người dân khắp nơi trên thế giới đều chờ đón khoảnh khắc năm mới khi những chùm pháo rực rỡ, đủ hình dáng, màu sắc bắn lên bầu trời.

    Nhiều nhà sử học cho rằng những quả pháo hoa sơ khai được người Trung Quốc phát minh vào khoảng thế kỷ thứ hai trước Công nguyên, xuất phát từ việc ném những thân cây tre vào đống lửa, phát ra tiếng nổ nhỏ. 

    Đến khoảng thế kỷ thứ 7, người Trung Quốc cổ đại đã phát minh ra pháo hoa để xua đuổi tà ma và bảo vệ sự yên lành cho những người trong làng. Sau này, truyền thống bắn pháo hoa trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân trong mỗi thời khắc giao thừa để cầu nguyện cho năm mới bình yên. Đến nay, truyền thống đó vẫn giữ nguyên giá trị và lan rộng ra nhiều nước trên thế giới.

    nguon goc cua truyen thong ban phao hoa dem giao thua1
    Pháo hoa năm 2022 ở cầu cảng Sydney (Australia). Ảnh: The Guardian.

    Ánh sáng và tiếng ồn của pháo hoa được xem như vũ khí lợi hại để xua đuổi tà ác và điềm xấu. Chính vì thế, vào thời khắc giao thừa, pháo hoa được bắn lên trời như một hình thức chào tạm biệt năm cũ và xua đuổi những điều không may để chào đón một năm mới tốt đẹp. Nhiều người còn cho rằng những ai thấy được quả pháo hoa đầu tiên bắn lên sẽ nhận được nhiều may mắn trong năm tới.

    Một trong những điểm nổi tiếng nhất thế giới với màn bắn pháo hoa đêm Giao thừa là cầu cảng Sydney (Australia). Hàng năm, nơi đây thu hút rất đông du khách khắp thế giới tới chiêm ngưỡng. Khách muốn tìm được chỗ xem pháo hoa đẹp phải tới trước nhiều giờ lấy chỗ.

    Trong năm 2022, khi các ca COVID-19 tăng cao, chính quyền thành phố Sydney vẫn quyết định tổ chức với quy mô hoành tráng. Cầu cảng Sydney được bố trí tới 175 điểm bắn, với 25.000 quả pháo hoa. Khoảng 6.000 quả pháo hoa được bắn từ mái nhà hát Con Sò Sydney và 9.000 quả pháo hoa khác từ 5 chiếc phà đậu tại bến cảng.

    Ngoài dịp năm mới, trong lễ mừng thọ, đám cưới, mừng thăng quan, mừng tân gia... người ta đốt pháo khi cử hành lễ gia tiên, và khi có những quan khách sang trọng đến. Trong ngày Tết, người ta đốt pháo lúc giao thừa và sau đó là suốt ba ngày Tết. Khi đến nhà ai chúc Tết, khi vào cổng, khách cũng có thể đốt một phong pháo để chúc mừng.

    nguon goc cua truyen thong ban phao hoa dem giao thua2
    Pháo hoa cũng xuất hiện vào các sự kiện đặc biệt. Ảnh: berryacres.

    Người Italy cũng bị mê hoặc với pháo bông kể từ khi nhà thám hiểm Marco Polo mang pháo nổ từ Phương Đông trở về vào năm 1292. Vào thời kì Phục hưng ở châu Âu (1400 -1500), người Ý là những người châu Âu đầu tiên phát triển, tạo ra thêm nhiều màu sắc cho pháo, cải tiến kĩ thuật bắn pháo, giúp pháo bông phát triển thành pháo hoa.

    Bên cạnh đó, pháo hoa đã trở nên rất phổ biến ở Vương quốc Anh dưới thời trị vì của Nữ hoàng Elizabeth I. Thậm chí Nữ hoàng yêu thích pháo hoa đến độ đặt cho nó một tước hiệu mới là “Ngọn đuốc của nước Anh” (Fire Master of England). Hoàng đế James Đệ Nhị cũng tự phong tước vị đó cho mình vì ông rất hài lòng với những tràng pháo hoa trong ngày kỷ niệm lễ đăng quang.

    Bích Thảo(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguon-goc-cua-truyen-thong-ban-phao-hoa-dem-giao-thua-a561057.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan