Sau một ngày đi rẫy mệt nhọc, về đến nhà, “người rừng” con Hồ Văn Lang lại tất tả dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, hái thêm nắm rau rừng… rồi đợi thương lái từ dưới vùng xuôi lên bán kiếm tiền để mua thêm con cá, miếng thịt cho bữa ăn của gia đình được no cái bụng.
“Người rừng” đã ngán rừng, thích gái chưa chồng
Nắm rau rừng vừa mới hái được sau chuyến đi thăm rẫy. |
“Người rừng” giỏi kiếm tiền
Cứ mỗi khi đi tỉa lúa, ngô (giống như gieo hạt của người miền xuôi - NV) trên các ngọn đồi, chuyến về của “người rừng” Hồ Văn Lang luôn kèm theo 2 hay 3 bó củi rừng, mỗi bó bán được 10.000 đồng, tuy không lớn nhưng nó cũng đủ cho bữa ăn của những gia đình vùng cao có thêm con cá, miếng thịt.
Hằng năm, đến hẹn lại lên, cứ mỗi mùa đót trổ bông (khoảng từ tháng 12 đến tháng 2 - NV), cả làng không ai rủ ai, lại cầm cây rựa lên rừng chặt đót về bán kiếm tiền, nói không quá khi cho rằng đây là tài sản quý giá mà núi rừng đã ban tặng cho người đồng bào vùng cao. Anh Tri nói: “Mùa đót vừa rồi cả gia đình đều đi chặt, tại đất nương rẫy ít nên số lượng không được nhiều lắm, rẫy người khác họ cũng chặt nên không cho mình làm. Anh Lang cũng lên rừng chặt đót cùng mọi người, bởi chưa quen nên cứ chặt từng cây một, còn mình thì nắm lại từng bó bằng nắm tay rồi mới chặt, mà anh Lang siêng năng nên làm cũng không thua ai đâu!”.
Tối nay cả gia đình sẽ có một bữa ngon miệng, “người rừng” Hồ Văn Lang đang chế biến món thịt ếch và mấy chú cua mà mình bắt được ở con suối. |
“Mùa tỉa vừa rồi, công việc nhiều quá nên không đi rừng lượm hạt ươi nhiều được. Hai anh em chỉ đi có vỏn vẹn 3 ngày, năm nay hạt ươi được mùa, giá lại cao mà không có thời gian đi”, anh Tri tiếc nuối.
Trong ít ngày đó, anh Lang lượm hạt ươi về bán hơn 600.000 đồng, anh Tri thì đã nhạy trong việc này nên hái bán được 900.000 đồng. “Chỉ nhặt những hạt rơi dưới đất, không đốn hạ cây để lấy hạt như người ta”, anh Tri nói về cách khai thác hạt ươi như bao đời nay.
Tháo vát việc nhà
Sau một ngày đi rừng mệt nhọc, về đến nhà, “người rừng” con Hồ Văn Lang lại tất tả dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, làm thịt con ếch, con cua vừa mới bắt được ở bờ suối trong lúc đi rừng. Chị Hồ Thị Nhung chia sẻ: “Bình thường mình hay anh Lang, ai đi làm về trước thì nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, mà anh Lang siêng lắm, ăn xong lại rửa liền cái chén cho sạch sẽ, gọn gàng”.
Chiều nào cũng vậy, trong cái xách của “người rừng” Hồ Văn Lang đi rẫy về lúc thì có thêm mấy búp măng rừng, lúc thì nắm rau ranh, nắm ớt hái được trong lúc đi chặt cây mây, chặt củi. Nhà cửa tươm tất, tối đến, bà con hàng xóm lại tụ tập tới nhà “người rừng” trò chuyện, xem ti vi. Đêm khuya ở vùng cao ngập tràn trong bóng tối và buồn tẻ, thế nhưng trong gia đình nhỏ vẫn đầy ắp tiếng cười, họ xem phim, trò chuyện đến khuya mới trở về nhà cho lần đi rẫy của ngày hôm sau.
Đảm đang, “người rừng” con đang rửa chén sạch sẽ sau bữa cơm tối. |
Sáng dậy, “người rừng” Hồ Văn Lang thức giấc thật sớm, tiếng con gà rừng chưa gáy là anh Lang đã thức trước nó. “Ngọn mây rừng chặt được hôm qua đó, cái này cũng ăn được, mình nướng lên, chín rồi tách ra, giã chung với muối ớt ăn ngon lắm”, anh Hồ Văn Tri giải thích cho chúng tôi trước đôi tay của Lang đang trở mấy ngọn mây trên bếp lửa hồng.
Về với cộng đồng, những nhận thức, hoài bão, khát khao ở một con người bình thường lại trỗi dậy trong suy nghĩ của “người rừng” con Hồ Văn Lang. Thế rồi, trong cơn ngà ngà say…, thi thoảng những "hờn trách" thoáng qua được anh Lang trải lòng bên “người rừng” cha Hồ Văn Thanh, vì đã đưa mình lên rừng sâu sống biền biệt hơn 40 năm trời.
“Người rừng” cha Hồ Văn Thanh vẫn chưa thôi ý định trở lại rừng. Đợi những lúc vắng người, chỉ có ông và “người rừng” con Hồ Văn Lang, ông lại bảo anh Lang dẫn vào rừng. Anh Tri tiếp tục câu chuyện: “Thời gian gần đây, anh Lang không dám nói chuyện với cha mình vì sợ ông bắt dẫn vào rừng sống một lần nữa. Khi đó, anh Lang chỉ biết giải thích cho cha: “Lên đó có ai mua củi, mua lồ ô đâu. Dưới này mình đi rừng chặt củi, đốn lồ ô còn có người mua…”. Anh Lang chỉ phân trần như vậy mỗi khi cha bắt dẫn vào rừng.
Bữa cơm sum vầy ấm cúng trong gia đình "người rừng" giữa vùng cao. |
Nói gì thì nói, nhờ biết cách dung hòa, tình cảm anh em cha con thân thuộc vẫn ấm nồng trong gia đình của "người rừng".
Bữa cơm của họ vẫn đầy ắp niềm hạnh phúc sum vầy. Bữa cơm đó chỉ có mớ rau rừng giã chung với muối ớt, canh măng rừng nấu chung với gạo rẫy… nhưng họ vẫn ăn một cách rất ngon lành, hân hoan trong không khí của một gia đình vùng cao vốn nghèo khó và thiếu thốn đủ mọi thứ. Anh Tri nói về kế hoạch tương lai: “Đợi cho năm sau đến, con trâu cái được cấp sẽ đẻ một con nữa. Thế là những mùa cày cấy sau, mình sẽ có trâu để bừa. Hi vọng gia đình sẽ mãi ấm êm, mọi người trong nhà sẽ luôn được no cái bụng”.
"Người rừng" muốn cưới vợ Trong cơn ngà ngà say, trở về nhà, có những lúc anh Lang đã lời qua tiếng lại, trách móc cha mình. Anh Tri kể về những đêm anh trai say rượu: “Mới hôm trước, anh Lang xuống nhà anh Hồ Văn Lâm (anh họ “người rừng” con) ăn giỗ, anh uống rượu đến say xỉn. Về nhà, anh Lang đòi quậy phá, trách móc cha, bảo sao không rời khỏi rừng sâu cho về nhà sớm… để anh cưới vợ”. Anh Tri nói tiếp: “Từ khi còn ở trong rừng, đã nhiều lần anh Lang muốn về cùng khi mình lên thăm, thế nhưng ông già nhất quyết không cho. Có lẽ vậy mà giờ anh Lang "trách" cha như vậy”. |